HoSE và HNX lãi lớn nhờ “nhà đầu tư F0”

Trong nửa đầu năm 2020, cả HoSE và HNX đều báo cáo kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ.
HoSE và HNX lãi lớn nhờ “nhà đầu tư F0”

Cụ thể, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 382 tỷ đồng, tăng hơn 17%, biên lợi nhuận ở mức cao với 92%. Sau khi trừ đi chi phí vận hành, lợi nhuận sau thuế của HoSE đạt 191 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.

Tương tự, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) có doanh thu là 336 tỷ đồng, tăng 28%; biên lợi nhuận ghi nhận 86%, lợi nhuận sau thuế là 185 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Về cơ cấu doanh thu của cả 2 sàn đều chủ yếu đến từ dịch vụ giao dịch chứng khoán khi chiếm tới gần 90% tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ, hoạt động giao dịch chứng khoán rất sôi động trong 6 tháng qua bất chấp bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi tách động của dịch Covid-19.

Sự đôi động của thị trường chứng khoán nói chung đến từ một động lực khá quan trọng là sự đổ bộ của thế hệ các nhà đầu tư mới (F0).

Kể từ tháng 3 đến tháng 6, trong 4 tháng này liên tiếp số lượng tài khoản chứng khoán mở mới vượt ngưỡng 30.000 tài khoản.

Theo VSD, tính đến hết quý II/2020, Việt Nam có khoảng 2,54 triệu tài khoản chứng khoán. Làn sóng mới mẻ này hấp thụ lực bán mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài.

Theo HoSE, giá trị giao dịch khớp lệnh tăng mạnh theo từng tháng của năm 2020, tháng 6 đạt 112.300 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với tháng 1. Đây cũng là mức gần gấp đôi so với giá trị trung bình tháng của giai đoạn nửa cuối năm 2019.

Kể từ mức đáy cuối tháng 3, cả Vn-Index và VN30 đạt mức tăng trưởng trên 35%. Tại thời điểm 30/6/2019, tổng tài sản của HoSE đạt 2.075 tỷ đồng, của HNX đạt 1.259 tỷ đồng. Cơ cấu tài sản chủ yếu là tiền mặt, tiền gửi ngắn hạn, lần lượt 1.055 tỷ đồng và 998 tỷ đồng.

Xem thêm

Vai trò của HNX đang được thiết lập lại?

Vai trò của HNX đang được thiết lập lại?

Kế hoạch chuyển sàn của các “ông lớn” ngày càng dày đặc khiến sàn giao dịch HNX ngày càng “hiu quạnh”. Phải chăng HNX đang dần chuyển sứ mệnh sang vai trò “bà đỡ” để các doanh nghiệp tiến xa hơn?
BSR có thể bị HNX từ chối niêm yết?

BSR có thể bị HNX từ chối niêm yết?

Các nhà đầu tư cho rằng, việc BSR “chuyển nhà” từ UPCoM sang HNX là “đường tìm về mệnh giá” của mã cổ phiếu này nhưng khoản lỗ khủng trong 6 tháng đầu năm 2020 có thể khiến BSR bị từ chối.

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...