Hưởng lợi từ thoả thuận song phương, xuất nhập khẩu sang Singapore tăng mạnh

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng trưởng dương...

Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và một số nước tại thị trường ASEAN như Thái Lan, Singapore, Myanmar, Brunei... trong 2 tháng đầu năm nay được đánh giá là rất tốt. Trong đó, 2 thị trường có điểm nhấn đáng chú ý là Thái Lan và Singapore.

Tổng cục Hải quan thông tin, tại thị trường Singapore trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore cũng như kim ngạch từng chiều xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 1,49 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt 677,7 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu sang một số nước ở thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam tăng trưởng dương

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore nằm trong nhóm chế biến, chế tạo như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 144,3 triệu USD, tăng 8,4%), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 121,9 triệu USD, tăng 27,65%), phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 81,4 triệu USD, tăng 47,2%), điện thoại các loại và linh kiện (đạt 41,5 triệu USD, tăng 13,1%).

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore đạt 812,6 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Singapore gồm xăng dầu các loại (đạt 387,6 triệu USD, tăng 203,9%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 65,4 triệu USD, giảm 29,5%), sản phẩm khác từ dầu mỏ (đạt 61,1 triệu USD, tăng 6,7%).

Tại thị trường Thái Lan, tuy tổng kim ngạch thương mại song phương trong 2 tháng giảm nhẹ 6%, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Những mặt hàng xuất khẩu trong nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt giá trị và mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất (đạt 801 triệu USD, tăng 17,8%) gồm điện thoại các loại và linh kiện (đạt 197,2 triệu USD, tăng 80%), phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 118,6 triệu USD, tăng 30%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 95 triệu USD, tăng 6,3%).

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 1,8 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đánh giá, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khu vực thị trường ASEAN được đánh giá là rất tốt. Cụ thể, Việt Nam có nhiều lợi thế như khoảng cách địa lý gần gũi, thị hiếu, văn hóa có nhiều điểm tương đồng.

Đặc biệt, trong ASEAN có Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA), giữa Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN có các thỏa thuận song phương tạo thuận lợi cho thương mại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...