Hưởng lợi từ thoả thuận song phương, xuất nhập khẩu sang Singapore tăng mạnh

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm nay xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN tăng trưởng dương...

Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và một số nước tại thị trường ASEAN như Thái Lan, Singapore, Myanmar, Brunei... trong 2 tháng đầu năm nay được đánh giá là rất tốt. Trong đó, 2 thị trường có điểm nhấn đáng chú ý là Thái Lan và Singapore.

Tổng cục Hải quan thông tin, tại thị trường Singapore trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Singapore cũng như kim ngạch từng chiều xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng.

Cụ thể, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 1,49 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đạt 677,7 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Xuất khẩu sang một số nước ở thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam tăng trưởng dương

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Singapore nằm trong nhóm chế biến, chế tạo như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 144,3 triệu USD, tăng 8,4%), máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác (đạt 121,9 triệu USD, tăng 27,65%), phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 81,4 triệu USD, tăng 47,2%), điện thoại các loại và linh kiện (đạt 41,5 triệu USD, tăng 13,1%).

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore đạt 812,6 triệu USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Singapore gồm xăng dầu các loại (đạt 387,6 triệu USD, tăng 203,9%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 65,4 triệu USD, giảm 29,5%), sản phẩm khác từ dầu mỏ (đạt 61,1 triệu USD, tăng 6,7%).

Tại thị trường Thái Lan, tuy tổng kim ngạch thương mại song phương trong 2 tháng giảm nhẹ 6%, xuất khẩu của Việt Nam sang Thái Lan đạt 1,2 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2022. Những mặt hàng xuất khẩu trong nhóm hàng chế biến, chế tạo đạt giá trị và mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất (đạt 801 triệu USD, tăng 17,8%) gồm điện thoại các loại và linh kiện (đạt 197,2 triệu USD, tăng 80%), phương tiện vận tải và phụ tùng (đạt 118,6 triệu USD, tăng 30%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 95 triệu USD, tăng 6,3%).

Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Thái Lan đạt 1,8 tỷ USD, giảm 15,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đánh giá, quan hệ thương mại giữa Việt Nam với khu vực thị trường ASEAN được đánh giá là rất tốt. Cụ thể, Việt Nam có nhiều lợi thế như khoảng cách địa lý gần gũi, thị hiếu, văn hóa có nhiều điểm tương đồng.

Đặc biệt, trong ASEAN có Hiệp định Thương mại hàng hóa (ATIGA), giữa Việt Nam và một số nước thành viên ASEAN có các thỏa thuận song phương tạo thuận lợi cho thương mại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...