Indonesia chọn thủ đô mới, chấp nhận "rời bỏ" Jakarta

Các nhà lập pháp Indonesia đã chấp thuận việc chuyển thủ đô từ Jakarta đến Kalimantan - một khu vực có rừng rậm ở phía đông đảo Borneo.
Indonesia chọn thủ đô mới, chấp nhận "rời bỏ" Jakarta

Indonesia đã quyết định đặt tên cho khu vực thủ đô mới “Nusantara”, có nghĩa là “quần đảo” trong ngôn ngữ địa phương. 

Việc chuyển đổi thủ đô của Indonesia bắt nguồn từ những lo ngại về trung tâm chính trị quốc gia - Jakarta, quá đông đúc và tắc nghẽn cùng nhiều thách thức khó giải quyết. 

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Jakarta nằm trên vùng đất sình lầy gần biển - đặc biệt dễ bị ngập lụt - và là một trong những thành phố chìm nhanh nhất trên Trái đất. Thủ đô cũ đã bị sụt giảm xuống biển Java với tốc độ đáng báo động do khai thác quá mức nguồn nước ngầm. Đây cũng là một trong những khu vực đô thị đông dân nhất thế giới. 

Tình trạng tắc đường tại Jakarta.
Tình trạng tắc đường tại Jakarta.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo lần đầu tiên tuyên bố về việc sẽ dời thủ đô vào năm 2019, với lý do lo ngại về tính bền vững kinh tế và môi trường của Jakarta.

"Việc di dời thủ đô đến Kalimantan dựa trên một số cân nhắc, lợi thế khu vực và phúc lợi. Với tầm nhìn về sự ra đời của một trung tâm kinh tế mới ở giữa quần đảo", ông Suharso Monoarfa, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Phát triển Quốc gia cho biết, theo Quốc hội Indonesia TV. 

Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani cho biết, dự luật di dời thủ đô đã được thông qua với sự chấp thuận từ 8 “nhóm nhỏ” và chỉ duy nhất 1 nhóm phản đối. Quốc hội Indonesia bao gồm chín nhóm đảng chính trị được gọi là các “nhóm nhỏ”.

Các nhà lập pháp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xem xét cẩn thận tác động môi trường của sự phát triển mới. Theo số liệu từ Cơ quan Quy hoạch và Phát triển Quốc gia, tổng diện tích đất cho thủ đô mới sẽ vào khoảng 256.143 ha (~ 2.561 km vuông) - hầu hết được chuyển đổi từ diện tích rừng.

Indonesia sở hữu phần lớn Borneo, hòn đảo lớn thứ ba thế giới, trong đó Malaysia và Brunei mỗi bên nắm giữ một phần của khu vực phía bắc.

Ông Sri Mulyani, Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia, cho biết trong một cuộc họp báo ngày 18/1 rằng sẽ có năm giai đoạn phát triển ở thủ đô mới. Giai đoạn đầu tiên dự kiến ​​bắt đầu vào năm 2022 và kéo dài đến năm 2024, với sự phát triển dự kiến ​​sẽ kéo dài đến năm 2045.

Các ước tính trước đây cho biết dự án đầy tham vọng này có thể sẽ tiêu tốn khoảng 466 nghìn tỷ rupiah (32 tỷ USD), CNN Indonesia đưa tin.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…