Indonesia: Biến rác thải thành robot trợ giúp người dân trong thời kỳ đại dịch

Một robot tự chế do dân làng và các nhà khoa học Indonesia thiết kế đã tìm thấy một công dụng mới trong thời kỳ đại dịch - mang thức ăn và nụ cười cho những cư dẫn bị cách ly vì Covid-19.
Indonesia: Biến rác thải thành robot trợ giúp người dân trong thời kỳ đại dịch

Là một tập hợp được thiết kế từ các vật dụng gia đình như nồi, chảo và một màn hình tivi cũ, robot được đặt tên là “robot Delta” - tên gọi biến thể Covid-19 đang hoành hành tại Indonesia và trên thế giới. 

"Với biến thể Delta mới và số lượng trường hợp Covid-19 gia tăng, tôi quyết định biến robot này thành một ‘nhân viên’ hỗ trợ các dịch vụ công cộng như phun thuốc khử trùng, giao thực phẩm và đáp ứng nhu cầu của những cư dân đang phải tự cách ly“, ông Aseyanto , 53 tuổi, người đứng đầu dự án, cho biết.

Đầu của robot được làm từ nồi cơm điện, và nó được vận hành bằng điều khiển từ xa với thời lượng pin 12 tiếng đồng hồ. Đây là một trong số những robot được sản xuất tại làng Tembok Gede, nơi đã giành được danh tiếng về khả năng xây dựng và sử dụng công nghệ một cách sáng tạo.

Sau khi đi đến nhà của một người dân đang cách ly, loa của robot sẽ phát ra thông điệp "assalamu’alaikum" (Bình an cho bạn), và tiếp theo là “Hàng của bạn đã đến. Hãy mau chóng khỏe lại".

Ngôi làng nằm trong Surabaya, thủ phủ của tỉnh Đông Java và là thành phố lớn thứ hai của Indonesia, nơi đang phải hứng chịu một đợt lây nhiễm Covid-19 khủng khiếp. Indonesia đã trở thành tâm điểm của đợt bùng phát đại dịch ở châu Á và ghi nhận hơn 3,68 triệu ca nhiễm và hơn 108.000 ca tử vong. 

"Robot Delta này rất đơn giản ... Khi tạo ra nó, chúng tôi đã sử dụng hoàn toàn các vật liệu đã qua sử dụng trong khu vực," ông Aseyanto chia sẻ. Một thành viên khác trong nhóm, giảng viên kỹ thuật Benazir Imam Arif Muttaqin, cho biết: “Đối với phần đế, chúng tôi sử dụng khung xe đồ chơi đã cũ.”

CNA

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...