Kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu đến tháng 8 năm 2025

Tại nghị quyết 45 vừa được ban hành, Chính phủ đồng ý với chủ trương kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu theo nghị quyết số 42 theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.
Kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu đến tháng 8 năm 2025

Theo đó, Chính phủ đồng ý với chủ trương kéo dài thời gian thí điểm xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42 theo đề xuất của NHNN. Chính phủ giao NHNN chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng dự thảo nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 để trình Quốc hội theo quy định.

Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hết hiệu lực vào ngày 15/8 năm nay.

Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, quy định thí điểm một số chính sách về xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng; quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xử lý nợ xấu và xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Theo đánh giá của NHNN về kết quả thực hiện nghị quyết sau gần 5 năm thực hiện thì xử lý nợ xấu đã đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.

ợ xấu và tỷ lệ nợ xấu nội bảng tăng liên tục từ năm 2020 đến nay, đến cuối tháng 11 năm ngoái tăng cao ở mức trên 2%. Trường hợp dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp và chưa được kiểm soát thì nợ xấu tiếp tục tăng cao, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tiềm ẩn nợ xấu có thể cao hơn mức 7,5%. Như vậy, nguy cơ nợ xấu gia tăng trở lại do dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của nền kinh tế.

Do lo ngại nợ xấu tăng cao ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế, NHNN đề nghị thời gian áp dụng Nghị quyết số 42 của Quốc hội kéo dài đến ngày 15/8/2025.

Xem thêm

Nợ xấu lớn, Bảo Việt Bank "chây ì" niêm yết lên sàn?

Nợ xấu lớn, Bảo Việt Bank "chây ì" niêm yết lên sàn?

Tổng nợ xấu và nợ khả năng mất vốn của BaoViet Bank tăng cao; tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay đã vượt ngưỡng 10,53%. Đây phải chăng là vấn đề “cốt lõi” đã dẫn đến đơn vị này “chây ì” trong việc đưa cổ phiếu lên sàn?
Nợ xấu gia tăng - "góc tối" của Vietcombank?

Nợ xấu gia tăng - "góc tối" của Vietcombank?

Liên tiếp là ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận, Vietcombank thể hiện bản lĩnh của một "ông lớn" ngành ngân hàng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng là nhiều vấn đề tồn đọng có thể đang "vô tình" được ẩn đi.
Top 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất năm 2021

Top 10 ngân hàng có nợ xấu lớn nhất năm 2021

Theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2021 của 26 ngân hàng, tổng số dư nợ xấu các nhà băng đến thời điểm 31/12/2021 đã tăng 6% so với cuối năm trước với gần 94.779 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...