Khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0

Sáng ngày 3/10, Diễn đàn Cấp cao và Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 – Industry Sumit 2019 chính thức được khai mạc với chủ đề “Chủ trương và chương trình hành động của Việt Nam chủ động tham gia
Khai mạc Diễn đàn cấp cao và Triển lãm Quốc tế về công nghiệp 4.0

Sự kiện do Ban Kinh tế TW chủ trì, phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các bộ ngành khác; cùng Tập đoàn IEC, Hội Tự động hóa Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức.

Đây là là hoạt động đầu tiên sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về “Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)”  nhằm đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, đồng thời để đánh giá kết quả tham gia cuộc CMCN 4.0 trong thời gian qua và tạo cơ hội cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các địa phương và cộng đồng DN cùng người dân được tham quan, trao đổi học hỏi kinh nghiệm với chuyên gia và doanh nghiệp quốc tế.

Trong nhiều năm qua, cuộc CMCN 4.0 đang mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác đọng ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống KT-XH.

Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình

Sự kiện Industry 4.0 Summit 2019 với các mục đích chủ yếu gồm công bố các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, chương trình hành động của Chính phủ và các bộ ngành đẩy mạnh triển khai tham gia cuộc CMCN 4.0; Tạo cơ hội trao đổi, tiếp nhận các ý kiến của chuyên gia trong nước và quốc tế về các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai có hiệu quả cuộc CMCN 4.0 tại Việt Nam; Triển lãm, giới thiệu các thành tựu, giải pháp công nghệ của CMCN 4.0 cho các ngành, lĩnh vực KT-XH của Việt Nam; Kết nối kinh doanh và xúc tiến đầu tư trong các lĩnh vực CMCN 4.0 giữa các nhà đầu tư quốc tế với cộng đồng doanh nghiệp và đại diện của 63 tỉnh thành.

Trước phiên chính thức diễn ra vào ngày 3/10, đã diễn ra chuỗi 5 hội thảo chuyên đề gồm: Ngân hàng; Thành phố thông minh; Sản xuất thông minh, Năng lượng thông minh và Kinh tế số.

Tham quan các gian hàng tại Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0

Các phiên hội thảo với sự xuất hiện của Lãnh đạo các Bộ ngành, các chuyên gia, diễn giả và đại diện các DN trong nước và quốc tế hướng tới thảo luận về hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 trong các ngành cũng như lắng nghe chia sẻ, khuyến nghị các chiến lược, giải pháp cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số. 

Song song với các chuyên đề, Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp 4.0 năm 2019 sẽ mở rộng với quy mô gấp đôi cùng gần 80 gian hàng đến từ các công ty trong nước và quốc tế tiêu biểu như: VNPT, Viettel, Qualcomm, Samsung, Vietcombank, ABB, FPT, SAP, CMC,…

 >>Việt Nam sẽ có 3 đô thị thông minh trong tương lai

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...