Khai trương trục liên thông văn bản quốc gia hướng tới nền kinh tế số

Ngày 12/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và phát biểu tại lễ khai trương trục liên thông văn bản quốc gia.
Khai trương trục liên thông văn bản quốc gia hướng tới nền kinh tế số

Thủ tướng cho rằng, đây là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm triển khai Nghị quyết 17 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025 mới ban hành ngày 7/3 vừa qua.

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đưa ra nhiều định hướng, chính sách lớn trong việc xây dựng Chính phủ điện tử. Và những năm gần đây, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai và ban đầu đạt được kết quả quan trọng làm nền tảng trong triển khai Chính phủ điện tử. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã xây dựng phần mềm quản lý văn bản và xử lý hồ sơ công việc, gửi văn bản trên môi trường mạng, góp phần thúc đẩy đổi mới lề lối, cách thức làm việc giải quyết công việc và cải cách thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, việc quản lý hồ sơ, văn bản trên môi trường mạng còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa phổ biến rộng rãi trên phạm vi quốc gia. Trước hết, tình trạng sử dụng văn bản giấy tờ vẫn còn nhiều và rất đông cán bộ công chức nhìn chung chưa chủ động khai thác sử dụng văn bản điện tử để nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian xử lý công việc.

Các mạng truyền dẫn phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền các cấp được triển khai riêng rẽ, chưa kết nối thông suốt từ Trung ương đến địa phương. Chưa có các quy định cụ thể về tiêu chuẩn công nghệ, nghiệp vụ văn thư lưu trữ phục vụ liên thông văn bản điện tử.

Từ đánh giá chung, chúng ta thấy, Việt Nam vẫn còn đi chậm trong xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó việc vận hành hệ thống liên thông văn bản quốc gia, Thủ tướng nhìn nhận. Các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước khác đều đã triển khai liên thông văn bản điện tử từ đầu những năm 2000. Về Chính phủ điện tử, xếp hạng của Việt Nam vẫn còn khiêm tốn.

Thủ tướng nêu rõ: “Câu hỏi đặt ra là phải làm sao để học hỏi được kinh nghiệm của những nước đi trước để lựa chọn các giải pháp công nghệ mới, tiên tiến hơn của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm rút ngắn khoảng cách, thay vì đi tuần tự như các mô hình phát triển cũ”.

Với tinh thần đó, chúng ta cần xây dựng Chính phủ điện tử phù hợp với điều kiện thực tiễn của quản lý đất nước với nguồn lực về nhân lực và ngân sách của Việt Nam và phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Với nền hành chính Nhà nước, việc xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Chính phủ đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã là một trong những nhiệm vụ quan trọng, đặt nền móng, cơ sở bước đầu để xây dựng Chính phủ điện tử.

Năm 2018 và những tháng đầu của năm 2019, dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, tích cực của các bộ, ngành, hệ thống thể chế, hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực cho vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia đã cơ bản được hình thành, bước đầu đi vào hoạt động, thử nghiệm thông suốt.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...