Khó xử lý nhà 8B Lê Trực giai đoạn 2

Cả đơn vị phá dỡ phần sai phạm nhà 8B Lê Trực và Sở Xây dựng Hà Nội đều cho rằng, phá dỡ giai đoạn 2 tòa nhà này rất khó khăn.
Khó xử lý nhà 8B Lê Trực giai đoạn 2
UBND TP Hà Nội vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng và quận Ba Đình về việc kiểm tra, đề xuất biện pháp giải quyết liên quan đến quá trình xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng tại số 8B Lê Trực.
Cụ thể, sau khi xem xét kiến nghị của Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc (đơn vị được giao “cắt ngọn” tòa nhà giai đoạn 1), ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng kiểm tra, làm rõ thông tin, quá trình xử lý dứt điểm giai đoạn hai và tháo dỡ cẩu trục tháp, vận thang lồng tại 8B Lê Trực.
Quá trình xem xét, ông Hùng yêu cầu Sở Xây dựng căn cứ trên cơ sở kết quả thực hiện chỉ đạo của UBND TP và các yếu tố kỹ thuật và an toàn của công trình 8B Lê Trực. Gần hai năm qua, TP Hà Nội và các sở ngành vẫn loay hoay phương án xử lý phần vi phạm tiếp theo tại tòa nhà 8B Lê Trực. Đơn vị thiết kế vẫn chưa đưa ra được thiết kế phá dỡ giai đoạn hai đảm bảo an toàn.
Qua quá trình xử lý giai đoạn một, Công ty CP Hạ tầng Phương Bắc nhận thấy tính chất phức tạp về kiến trúc và kết cấu của tòa nhà nên việc đưa ra biện pháp phá dỡ giai đoạn hai rất khó khăn. Cụ thể, phá dỡ phần giật cấp của tòa nhà sẽ phải bỏ hầu hết các cột và dầm biên chịu lực của tòa nhà. Việc phá dỡ giai đoạn 2 nếu tiến hành nguy cơ mất an toàn là rất cao.
Trong khi đó, giải thích với báo chí, Sở Xây dựng Hà Nội cũng thừa nhận, về mặt kỹ thuật, có nhiều khó khăn trong việc phá dỡ giai đoạn 2. “Nếu chúng ta dùng phương án cắt thì toàn bộ kết cấu sẽ bị ảnh hưởng, tác động tới các tầng còn lại, khi đó làm phá vỡ cả kết cấu của tòa nhà" – Phó Giám đốc Sở Xây dựng Trần Việt Trung nói.
Như vậy, có khả năng phần giật cấp của tòa nhà 8B Lê Trực sẽ không bị phá dỡ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, theo các chuyên gia phải xử phạt chủ đầu tư.
Từng trao đổi về vấn đề này, TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cũng cho rằng: "Không nhất thiết phải bắt chủ đầu tư tòa nhà 8B Lê Trực sửa lại phần giật cấp. Bởi lẽ, phần giật cấp này không ảnh hưởng nhiều tới kiến trúc đô thị. Mặt khác, việc xử lý phần giật cấp sẽ gây tốn kém về chi phí, thời gian, ảnh hưởng tới kết cấu công trình".
Ông Liêm tán thành với việc xử phạt, nhưng "phạt ở mức độ nào, không phải là phạt hành chính để thu tiền, mà phải phạt thế nào để triệt tiêu lợi ích của việc mở rộng đó. Anh sai anh được lợi ích gì, bây giờ tôi phạt anh cái số tiền, cái lợi ích anh thu được từ việc mở rộng đó về Nhà nước".

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Livehouse là mô hình bất động sản được phát triển để phù hợp với xu hướng tích hợp giữa lưu trú, kinh doanh và sinh hoạt đô thị hiện đại. Tuy nhiên, mô hình này vẫn cần hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng để đảm bảo tính bền vững...