Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn bị xử phạt 300 triệu đồng do vi phạm về khai thác khoáng sản

Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn có địa chỉ tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM, là chủ mỏ đá Chập Tối, xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi...

Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn bị xử phạt 300 triệu đồng. Ảnh minh hoạ
Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn bị xử phạt 300 triệu đồng. Ảnh minh hoạ

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn do vi phạm trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản.

Theo đó, doanh nghiệp này đã có hành vi không lắp đặt trạm cân tại nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan; lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản, nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt thể hiện không đầy đủ theo quy định và sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản.

Cùng với đó, Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn không thực hiện thống kê, tính toán sản lượng thực tế khai thác định kỳ hằng tháng; khai thác vượt quá 10% một trong số các thông số của hệ thống khai thác gồm chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng, đổ thải không đúng nơi quy định.

Từ những hành vi vi phạm trên UBND tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn với tổng số tiền phạt là 300 triệu đồng.

Quyết định nêu rõ, UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, nếu quá thời hạn mà không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn là chủ mỏ đá Chập Tối, xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Mỏ đá này được UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp quyền khai thác khoáng sản vào năm 2016.

Về Công ty Cổ phần Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn, doanh nghiệp này có địa chỉ tại phường Long Bình, quận 9, TP.HCM và được thành lập vào cuối tháng 12/2006. Ngành nghề kinh doanh của công ty là ; khai thác, chế biến đá, cát, sỏi, đất phục vụ xây dựng và san lấp mặt bằng; khai thác, sản xuất, chế biến đá trang trí, đá ốp lát, đá chẻ; khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, ngói nung; khai thác cảng sông, xếp dỡ hàng hóa; kinh doanh bất động sản, vật liệu xây dựng, chất đốt…

Người đại diện pháp luật của Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn là ông Bùi Phú Dũng, ngoài doanh nghiệp trên, người này còn đại diện 4 doanh nghiệp khác gồm: Công ty TNHH MTV Licogi 9.1; Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tư duy mới; Công ty Cổ phần Xây dựng Vân Phong và Công ty TNHH MTV Khoáng sản Sài Gòn - Vạn Hưng.

Đáng chú ý, Khoáng sản và Đầu tư Sài Gòn còn là công ty liên doanh, liên kết của Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn. Được biết, Tổng Công ty Xây Dựng Sài Gòn là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 6211/QĐ-UB-KT ngày 31/12/1996 của UBND TP.HCM.

Theo quyết định số 168/2003/QĐ-UB-KT ngày 10/9/2003 của UBND TP.HCM, quyết định sát nhập Tổng Công Ty Vật Liệu Xây Dựng Thành Phố vào Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn và lấy tên là Tổng Công Ty Xây Dựng Sài Gòn.

Đến ngày 15/9/2006 của UBND TP.HCM có Quyết định số 4198/QĐ-UBND về việc chuyển Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con.

Thực hiện theo nghị định số 25/2010/ NĐ-CP về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty TNHH MTV, UBND đã có quyết định số 3371/QĐ-UBND ngày 31/7/2010 về việc phê duyệt đề án chuyển đổi Tổng Công ty Xây Dựng Sài Gòn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con thành Công ty TNHH MTV hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Giải mã xu hướng đầu tư bất động sản thế hệ mới

Livehouse là mô hình bất động sản được phát triển để phù hợp với xu hướng tích hợp giữa lưu trú, kinh doanh và sinh hoạt đô thị hiện đại. Tuy nhiên, mô hình này vẫn cần hoàn thiện về pháp lý và hạ tầng để đảm bảo tính bền vững...