Cụ thể, tại ngày 30/3/2023 ghi nhận khối lượng mở (OI) cao nhất trong tháng với 71.190 hợp đồng. Đây cũng là mức OI cao nhất của hợp đồng tương lai VN30 từ trước đến nay trên thị trường phái sinh.
Khối lượng hợp đồng mở (OI) cũng tăng mạnh tại phiên giao dịch cuối tháng 3, đạt 64.443 hợp đồng, tăng 6,14% so với tháng trước.
Thêm vào đó, số lượng tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh vẫn có xu hướng tiếp tục tăng. Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2023, toàn thị trường có 1.244.709 tài khoản giao dịch phái sinh, tăng 2,08% với với tháng 2.
Nhìn chung, sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 vẫn thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư với khối lượng giao dịch bình quân tăng 9,19% so với tháng trước, đạt 335.637 hợp đồng/phiên. Giá trị giao dịch (theo danh nghĩa hợp đồng) bình quân đạt 34.881 tỷ đồng/phiên, tăng 7,3% so với tháng trước.
Về cơ cấu nhà đầu tư, trong tháng 3/2023, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm nhẹ so với tháng trước, chiếm 1,64% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường so với mức 1,7% trong tháng 2. Tỷ trọng giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán cũng giảm so với tháng trước, chiếm 1,08% giá trị giao dịch toàn thị trường so với mức 1,12% trong tháng 2/2023.
Theo giới chuyên môn, việc tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm trong tháng này đã phản ánh tồn tại lâu nay. Đó là việc quy mô vẫn nhỏ và chưa đa dạng sản phẩm.
Đáng chú ý, trong tháng 3, sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ không xuất hiện giao dịch và khối lượng mở OI cũng ghi nhận là 0 hợp đồng vào cuối tháng 3.