Khởi nghiệp - 'start' và 'up'

Thế nào là khởi nghiệp, xu hướng khởi nghiệp, môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam hiện như thế nào, đâu là vấn đề nan giải nhất của người khởi nghiệp... là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Khởi nghiệp - 'start' và 'up'

Đây cũng là lý do cho câu chuyện đầu năm với bà Trương Lý Hoàng Phi, Giám đốc điều hành Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp TPHCM (BSSC).

Thưa bà, nên hiểu thế nào về khởi nghiệp?

Theo cách hiểu chung, "Startup" hay khởi nghiệp sáng tạo, là quá trình khởi nghiệp dựa trên các giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.

"Nói đơn giản, startup phải bảo đảm được hai yếu tố là “start” và “up”. “Start” có nghĩa là bạn bắt đầu với một ý tưởng mới, hoặc nếu ý tưởng đó không mới thì cách làm phải đột phá và thường thì gắn với ứng dụng công nghệ. Còn “up” liên quan đến khả năng thương mại hóa và quy mô của thị trường, nghĩa là ý tưởng đó phải có khả năng được triển khai trong thực tế, có khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng, đồng thời phải có khả năng mở rộng được để “up” trong thời gian càng nhanh càng tốt.

Ngoài ra, tại Việt Nam còn chấp nhận một khái niệm khác về khởi nghiệp, theo dự thảo Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ định nghĩa, khởi nghiệp là quá trình thực hiện ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây có thể xem là khởi nghiệp tự doanh, hay nói cách khác là tương tự với khởi sự doanh nghiệp.

Theo bà, điều trước tiên với những người khởi nghiệp kinh doanh, nguồn vốn có phải là vấn đề nan giải nhất hay không?

Việc bắt đầu con đường khởi nghiệp từ số 0 quả thật không hề dễ dàng. Chúng ta cần tiền để có một khởi đầu hiệu quả, nhưng tùy từng giai đoạn mà tài chính đóng vai trò và có ý nghĩa khác nhau và tiền không phải là yếu tố luôn luôn quyết định tất cả.

Trong một số giai đoạn, người khởi nghiệp có thể không có nhiều tiền, nhưng cần có “vốn”. Vốn ở đây bao gồm ý tưởng tốt, kinh nghiệm, cách thức vận hành, triển khai và cả những mối quan hệ để hỗ trợ, triển khai nhanh nhất. Một trong những nguồn “vốn” quan trọng nhất nữa của một startup chính là đội ngũ nhân sự, đây là nhân tố cốt lõi quyết định đến khả năng biến ý tưởng thành hiện thực, hay biến “không thể” thành “có thể”.

Qua những trường hợp đã nhận sự hỗ trợ, tư vấn của BSSC thì tỷ lệ khởi nghiệp giữa các lĩnh vực khác nhau như thế nào, thưa bà?

Qua khảo sát của BSSC trên 500 startups (tháng 8/2016), xu hướng khởi nghiệp có sự tập trung rõ nét, với khoảng 50% ở lĩnh vực công nghệ hoặc có ứng dụng công nghệ, 20% khởi nghiệp ở lĩnh vực thương mại hay dịch vụ, tiếp theo là lĩnh vực nông nghiệp khoảng 16%, còn lại là giáo dục, dược phẩm, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác. Những con số này có thể phần nào phản ánh xu hướng khởi nghiệp hiện tại của giới trẻ.

Có thể thấy làn sóng khởi nghiệp công nghệ vẫn đang tiếp tục chiếm ưu thế trong năm 2016, nổi bật nhất là xu hướng IOT (Internet of things - kết nối vạn vật qua internet), ứng dụng công nghệ vào kinh doanh truyền thống, vào ngành bán lẻ, dịch vụ và nông nghiệp sạch…

Năm 2017, tôi tin là khởi nghiệp công nghệ vẫn lên ngôi với xu hướng mới như FinTech (công nghệ ngành tài chính). Ngoài ra, sự xuất hiện hàng loạt của các mô hình chuỗi cà phê, nhà hàng, cửa hàng… trong năm 2016 như một “hot trend” chính là minh chứng cho con số 20% khởi nghiệp ở lĩnh vực thương mại-dịch vụ.

Như tôi đã phân tích về khởi nghiệp và startup như trên, nếu một freelancer làm việc theo từng dự án trong một thời gian ngắn, việc này cũng tương tự như hình thức làm thuê chuyên nghiệp nhưng họ chủ động về thời gian, chỉ là họ không làm cho riêng bất kỳ một công ty nào, thì không thể xem như một hình thức khởi nghiệp.

Tuy nhiên, trên thế giới và ngay cả Việt Nam hiện nay vẫn có không ít công ty bắt đầu bằng mô hình 1 người (1-person limited company). Ban đầu họ khởi sự mô hình hoặc triển khai ý tưởng như bất kỳ một startup nào, với bản chất lúc đầu là tự doanh, không có công ty, cũng không có cộng sự, họ như một freelancer. Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình thử nghiệm và sản phẩm phần nào được thị trường chấp nhận, họ sẽ có chuyển đổi sang hình thức của startup

Là người có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp, bà đánh giá như thế nào về môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay?

Ở Việt Nam, thị trường còn rất rộng lớn, điều này tạo ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ lấp đầy những khoảng trống đó. Chưa kể là cộng đồng, đặc biệt là cư dân ở các thành phố lớn cũng khá cởi mở khi đón nhận sản phẩm và dịch vụ mới. Mặt khác, trong bối cảnh mà nền kinh tế khởi nghiệp được quan tâm và thúc đẩy thì hoạt động khởi nghiệp của thanh niên ít nhiều đã sôi động, khởi sắc hơn.

Cộng đồng khởi nghiệp càng ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ lãnh đạo cấp cao của đất nước. Tại TPHCM, cộng đồng khởi nghiệp nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Thành phố, nổi bật có chương trình định hướng về khởi nghiệp dành cho giới trẻ của Thành Đoàn những năm qua. Tôi cho rằng đây là “cú hích” quan trọng nhất và nền tảng nhất đối với hoạt động khởi nghiệp của giới trẻ TPHCM.

Các quy định của pháp luật cũng cởi mở và khuyến khích nhà khởi nghiệp đầu tư, phát triển, hoàn thiện, cải tiến sản phẩm liên tục.

Dĩ nhiên, môi trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn, vì vẫn đang trên “đường băng” để xây dựng môi trường khởi nghiệp thật sự phù hợp với điều kiện hiện tại. Trong một môi trường còn quá mới mẻ, chính sách và pháp lý chưa thật sự đầy đủ, một số thành tố còn chưa theo kịp với nhịp độ, các nhà hoạch định chính sách và người khởi nghiệp vẫn cần nhiều thời gian để lắng nghe nhau, kiên nhẫn và tích cực thay đổi để liên tục điều chỉnh và tìm ra được đâu là con đường hiệu quả.

Trân trọng cảm ơn bà!

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...