Không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để làm giá chứng khoán

Trong những ngày diễn biến phức tạp của dịch bệnh di virus corona gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN tích cực tuyên truyền để ổn định tâm lý nhà đầu tư, nghiêm cấm lợi dụng dịch bệnh để làm giá chứng khoán.
Không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh để làm giá chứng khoán

Đây là thông tin được Thứ trưởng Bộ tài chính Vũ Thị Mai đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng.

Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết, trong 2 phiên giao dịch đầu tiên của năm Canh Tý ngày 30-31/1, thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mạnh, mất gần 45 điểm, tương đương 4,54%.

Đây là mức giảm sâu do yếu tố cộng dồn sau kỳ nghỉ dài, tương tự các nước khác trong khu vực như thị trường HongKong là 9,4%, Hàn Quốc giảm 5,8%, Thái Lan giảm 5,4%. Bên cạnh đó cũng có phần nào ảnh hưởng từ tâm lý của dịch bệnh.

Tuy nhiên,  đến đầu tháng 2 đã thu hẹp đà giảm, tính chung 2 phiên đầu tháng 2, chỉ số Vn - Index chỉ giảm 0,8%, đứng ở mức 994 điểm. Riêng ngày 4/2, sắc xanh trở lại khi thị trường quay đầu tăng 0,95 điểm. Với tình hình giảm điểm như vậy, Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho hay, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tích cực tuyên truyền để ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, UBCKNN đã yêu cầu các sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán báo cáo hàng ngày về giao dịch, tổ chức giám sát chặt chẽ thị trường, chống lợi dụng dịch bệnh để làm giá chứng khoán.

Về giải pháp, trong ngắn hạn, đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết Bộ sẽ chủ động, theo dõi diễn biến tình hình chứng khoán trong nước, quốc tế. Yêu cầu 2 sở chứng khoán, các trung tâm lưu ký chứng khoán tăng cường công tác giám sát, thực hiện báo cáo hàng ngày và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý hành vi trục lợi, tung tin đồn. Bộ cũng sẽ yêu cầu các công ty chứng khoán thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, đặc biệt là tình hình ký quỹ, tuân thủ nghiêm quy định về giao dịch, tăng cường tuyên truyền cung cấp thông tin cho báo chí để dư luận nắm bắt, hiểu đúng tình hình, không bị tác động về tâm lý.

Về dài hạn, trong năm nay, Bộ Tài chính sẽ tập trung hoàn thiện thể chế, xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn dựa theo những điểm đã được thông qua tại Luật Chứng khoán (sửa đổi). Bộ cũng sẽ chỉ đạo tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại thị trường chứng khoán, phát triển hiểu quả hơn, năng động hơn theo đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường thanh tra, giám sát xử lý vi phạm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, tạo lòng tin cho công chúng, giúp thị trường phát triển bền vững.

Xem thêm

5 giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

5 giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

Tại buổi lễ đánh cồng đầu xuân Canh Tý 2020 của Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện thành công 5 giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...