Không quân Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm bay tên lửa siêu âm AGM-183A

Kênh truyền hình Defence Update công bố video, ghi lại cảnh không quân Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa siêu âm AGM-183A Advanced Rapid Response Weapon (ARRW) trên không. Phương tiên mang là máy bay
Không quân Mỹ lần đầu tiên thử nghiệm bay tên lửa siêu âm AGM-183A

Quả tên lửa đẩy của đầu đạn siêu âm được treo dưới cánh chiếc B-52 Stratofortress, cất cánh từ căn cứ không quân Edwards, California ngày 12/6/2019.

Tuy nhiên, Không quân Mỹ không tiến hành phóng ARRW. Nguyên mẫu không được nạp nhiên liệu phóng mà lắp đặt rất nhiều cảm biến, thu thập thông tin về sức cản không khí, độ rung lắc và những thông số cần thiết khác của vũ khí trên chuyến bay.

Tiến sĩ Will Roper, Trợ lý Bộ trưởng Không quân giám sát sự phát triển của các hệ thống vũ khí mới cho biết với Defence Blog: Quân đội Mỹ muốn nhanh chóng nhanh chóng có được nguyên mẫu vũ khí đầu tiên. Do Mỹ đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí siêu âm.

Năm 2018, chương trình phát triển ARRW Bộ quốc phòng Mỹ ký hợp đồng với công ty Lockheed Martin Missiles and Fire Control để sản xuất và thử nghiệm nguyên mẫu đầu tiên AGM-183A. Đây chính là lần thử nghiệm bay đầu tiên của vũ khí, chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.

Không quân Mỹ thử nghiệm bay tên lửa siêu âm AGM-183A Advanced Rapid Response Weapon (ARRW). Video Defence Update

Không quân Mỹ thử nghiệm tên lửa siêu âm Boeing X-51A. Video Defence Blog

Defence Blog

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...