Khu Tây TP.HCM “đón” hàng loạt dự án giao thông trọng điểm

Sự hình thành của các tuyến đường trọng điểm đã góp phần liên thông các quận và tạo cú hích cho sự phát triển của khu vực phía Tây TP.HCM.

Nút giao Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 1A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM
Nút giao Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 1A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM

Đơn cử nếu muốn từ khu Tây về trung tâm thì di chuyển trên tuyến huyết mạch hiện hữu Võ Văn Kiệt; đi xuống khu vực phía Nam thì có Đại lộ Nguyễn Văn Linh và chỉ cần qua cầu Phú Mỹ thì có thể kết nối đến khu Đông thành phố.

Nút giao Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 1A (huyện Bình Chánh) được đánh giá là nút giao thông quan trọng giúp kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Dự án này góp phần rút ngắn quãng đường từ trung tâm thành phố đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, đồng thời giúp giảm tải lưu lượng xe cho Quốc lộ 1A và hạn chế được vấn nạn ùn tắc giao thông ở cửa ngõ phía Tây Nam thành phố.

Tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã khai thác từ năm 2010 với chiều dài 40km, gồm 4 làn xe giúp kết nối TP.HCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ (Long An, Tiền Giang). Tuy nhiên, với lượng xe lưu thông vượt quá công suất thiết kế, dự án cũng đang được đề xuất mở rộng lên 6 làn xe.

Tuyến metro 3A với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3.085 tỷ USD, giúp kết nối Bến Thành – Tân Kiên với tổng chiều dài 19,8km. Theo sơ đồ tuyến, dự án sẽ chạy dọc theo Quốc lộ 1, đi qua 7 ga trải khắp 7 quận và 1 huyện. Bên cạnh đó tuyến metro 3A còn kết nối với các tuyến khác tại điểm giao Bến Thành và vận chuyển hành khách tới các cửa ngõ thành phố đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Khu Tây TP.HCM còn đón một dự án trọng điểm khác là Dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài giai đoạn 1 dài 51 km. Đây là dự án được công bố từ năm 2019 với tổng vốn đầu tư 10.700 tỷ đồng, sau đó tăng lên 15.900 tỷ đồng vào tháng 5/2021 và tháng 9/2022, vốn của dự án này tiếp tục được tăng lên 16.729 tỷ đồng.

Mới đây, ngày 12/7, đại biểu HĐND TP.HCM khóa X, lần thứ 10 đã thông qua nghị quyết thống nhất chủ trương điều chỉnh quy mô và đảm bảo thực hiện cân đối đủ vốn ngân sách TP.HCM tham gia Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.

Theo đó, Dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài 51 km ở giai đoạn 1 cần tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 21.521 tỷ đồng. Mức này tăng hơn 4.792 tỷ đồng (ngân sách bố trí thêm 1.062 tỷ đồng) so với tổng vốn dự tính (16.729 tỷ đồng) hồi tháng 9/2022.

Cuối năm 2022, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM cùng Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh).

Dự án có tổng mức đầu tư 1.498 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 1.250 tỷ đồng. Công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư được thực hiện bằng một dự án riêng do UBND huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư.

Khi toàn dự án mở rộng Quốc lộ 50 hoàn thành (dự kiến cuối năm 2024) sẽ tăng năng lực khai thác tuyến này, giúp kết nối TP.HCM với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây. Đồng thời dự án cũng tăng cường kết nối khu vực cửa ngõ phía Nam TP.HCM với tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến vành đai 3 trong thời gian tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

FPT sẽ xây dựng Trường đại học tại Phú Quốc

FPT sẽ xây dựng Trường đại học tại Phú Quốc

Thông tin này được đưa ra tại buổi làm việc giữa UBND tỉnh Kiên Giang với đại diện lãnh đạo Tập đoàn FPT về việc thúc đẩy đầu tư trong các lĩnh vực giáo dục và công nghệ trên địa bàn tỉnh...

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...