Kiểm tra chất lượng hàng hóa: Chuyển đổi từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Trong dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Bộ Khoa học và Công nghệ đã nêu nhiều bất cập và vướng mắc qua hơn 14 năm thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008…

Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành còn chưa hoàn toàn theo các quy định
Công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành còn chưa hoàn toàn theo các quy định

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hiện công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu của một số Bộ, ngành còn chưa hoàn toàn theo các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến kéo dài thời gian lưu trữ hàng hóa của doanh nghiệp ở cửa khẩu, gây khó khăn, tốn kém và mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó, việc tách biệt giữa hoạt động kiểm tra nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa với hoạt động dịch vụ kỹ thuật - hoạt động đánh giá sự phù hợp (thử nghiệm, chứng nhận, giám định, kiểm định chất lượng, công nhận) chưa thực sự minh bạch dẫn đến sự chồng chéo, vướng mắc và tạo rào cản trong xuất, nhập khẩu hàng hóa, không tận dụng được tối đa nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước.

Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là bắt buộc áp dụng. Hiện nay, có một số quy chuẩn kỹ thuật về nông lâm thủy sản cao hơn cả yêu cầu tối thiểu của nước nhập khẩu mà chúng ta xuất khẩu chủ yếu như Nhật, Mỹ, Châu Âu. Như vậy, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu, đối tác xuất khẩu và vừa phải đáp ứng yêu cầu của Việt Nam.

Theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu chỉ cần đáp ứng yêu cầu của nước xuất khẩu. Tuy nhiên, theo Luật An toàn thực phẩm, thực phẩm xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam và phù hợp với quy định về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu theo hợp đồng hoặc điều ước quốc tế. Điều này đã dẫn đến sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các pháp luật về quản lý sản phẩm, hàng hóa.

Do đó, trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đề xuất quy định về hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo hướng đẩy mạnh việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; Sửa đổi theo hướng mở rộng cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá là các cơ quản quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương tùy theo tình hình thực tiễn như ủy quyền cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu, cần được xem xét, đặt trong mục tiêu tổng thể hướng tới việc giảm thiểu thời gian thông quan trong khi vẫn bảo đảm hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn của sản phẩm, hàng hoá...

Đặc biệt, cần sửa đổi quy định người nhập khẩu lựa chọn tổ chức giám định thành lựa chọn tổ chức đánh giá sự phù hợp để đánh giá sự phù hợp chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế. Bổ sung quy định người nhập khẩu có nghĩa vụ tái chế, thay đổi mục đích sử dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng nhưng không tái xuất được.

Xem thêm

Lễ cắt băng khai trương Văn phòng trưng bày sản phẩm hàng hoá Việt Nam

Chủ tịch VACOD - HBA Nguyễn Hồng Sơn tham gia cắt băng khai trương Văn phòng trưng bày hàng hoá Việt Nam tại Kazakhstan

Chiều 26/9, Uỷ viên TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Thứ trưởng Bộ Thương mại và Hội nhập Kazakhstan Kairat Torebayev; Đại sứ Việt Nam tại Kazakhstan Phạm Thái Như Mai và TS. Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD – HBA đã cắt băng khai trương Văn phòng trưng bày sản phẩm hàng hoá Việt Nam…

Có thể bạn quan tâm