Hàng hoá phương Tây vẫn tràn ngập tại Nga dù các thương hiệu lớn đã “nói lời chia tay”

Tác động của việc các thương hiệu Mỹ và châu Âu rút khỏi Nga hiện là khá nhỏ đối với người tiêu dùng…
Hàng hoá phương Tây vẫn tràn ngập tại Nga dù các thương hiệu lớn đã “nói lời chia tay”

Các thương hiệu phương Tây đã rời khỏi Nga kể từ khi cuộc chiến Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Nhưng người tiêu dùng tại quốc gia này lại không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các mặt hàng này. 

Những chiếc xe tải chở đầy Coca Cola liên tục được thấy di chuyển qua biên giới vào Nga trong khi khách du lịch trở về từ nước ngoài với những thiết kế mới nhất của Zara hay Nike và các “chợ ảo” địa phương tích cực quảng cáo đồ nội thất IKEA. 

Cần lưu ý rằng phần lớn hàng hóa liên quan không phải chịu lệnh trừng phạt và những dòng chảy xuyên biên giới này là hoàn toàn hợp pháp. Điều này cũng cho thấy thách thức mà các công ty phải đối mặt trong việc kiểm soát chuỗi cung ứng khi họ rời khỏi một thị trường.

Nhập khẩu gia tăng 

Theo báo cáo của hãng tin Reuters, thay đổi chủ yếu trong thị trường Nga hiện nay là ở các tuyến cung cấp. Thế nhưng các sản phẩm nhìn chung vẫn có sẵn cả trực tuyến lẫn tại các cửa hàng. Điều quan trọng hơn cả là khách hàng biết nơi để tìm. 

Inditex, chủ sở hữu của Zara, đã đóng cửa gần 502 cửa hàng ở Nga vào năm ngoái, sau đó bán lại các địa điểm này cho Tập đoàn Daher có trụ sở tại UAE. Tuy nhiên, các sản phẩm chính hãng Zara vẫn tồn tại ở Nga nhờ nhập khẩu quy mô nhỏ và người bán trực tuyến, dựa trên đánh giá trên 6 thị trường trực tuyến lớn và các cuộc trò chuyện giữa người mua và người bán online. 

hàng hoá phương Tây
Inditex đã thanh lý toàn bộ hơn 500 cửa hàng tại Nga cho Tập đoàn Daher.

Bà Albina, 32 tuổi, đến Minsk (thủ đô của Belarus) vào mùa hè năm ngoái và “tay xách nách mang” về Nga đủ các sản phẩm Zara, Bershka và Massimo Dutti (đều thuộc tập đoàn Inditex) cho bản thân và bạn bè. Bà Albina chia sẻ với Reuters rằng nếu không ra nước ngoài, thì bà thường đặt mua quần áo, mỹ phẩm ở Paris và Dubai thông qua mạng lưới những người bán hàng trực tuyến.

“Có đầy rẫy những tài khoản Instagram, Telegram nhận đặt hàng từ nước ngoài. Chưa kể, rất nhiều người bạn mà tôi biết đã chuyển đến sống ở châu Âu hoặc Istanbul hay Dubai. Họ thu thập các đơn đặt hàng, tính thêm 15% -30% phí, sau đó mua và chuyển hàng về Nga cho khách”, bà Albina tiết lộ thêm. 

Trong khi đó, nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Nga, Wildberries vẫn cung cấp một lượng lớn các mặt hàng thời trang nhanh của phương Tây cho người tiêu dùng địa phương, với gần 17.000 mặt hàng chỉ riêng trong danh mục Zara. Một nguồn tin thân cận với Inditex cho biết các mặt hàng mà Wildberries đang bán thực chất hàng thanh lý đã có sẵn ở Nga khi hãng này tạm ngừng hoạt động ở đó. 

hàng hoá phương Tây

Tương tự, sau khi Coca Cola Co. ngừng sản xuất và bán đồ uống ở Nga vào năm ngoái, các sản phẩm của công ty được nhập khẩu vào Nga lại đến từ thị trường châu Âu, Kazakhstan, Uzbekistan và Trung Quốc. Nguồn cung đầy đủ, hàng hoá dễ tiếp cận, duy chỉ có giá thành là thay đổi. Chẳng hạn, tại một siêu thị ở Moscow, 3 lon Coca-Cola đang được bán với ba mức giá khác nhau tuỳ thuộc vào nơi chúng được nhập khẩu (Đan Mạch, Ba Lan và Anh). 

Một nhân viên cấp cao của một nhà bán lẻ lớn cho biết: “Các mối liên hệ nhanh chóng được kết nối, các hợp đồng mới nhanh chóng được ký kết, dòng tiền cùng chuỗi cung ứng hậu cần mới cũng nhanh chóng được triển khai. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng sẽ phải chấp nhận một mức giá mới”. 

Cơ chế nhập khẩu song song

Khi chuỗi cung ứng của mình bị tấn công, Nga đã hợp pháp hóa cái được gọi là nhập khẩu song song. Hiểu đơn giản, Nga cho phép các nhà bán lẻ mang sản phẩm từ nước ngoài vào mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu.

Nhà sáng lập Wildberries Tatyana Bakalchuk vào tháng 3 đã ca ngợi chương trình này là một biện pháp hỗ trợ hiệu quả, nhấn mạnh tầm quan trọng của nó đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như đối với việc nhập khẩu các sản phẩm có ý nghĩa xã hội.

Ram Ben Tzion, Giám đốc điều hành của nền tảng kiểm tra kỹ thuật số Publican cho biết: “Các cơ chế nhập khẩu song song đã được củng cố và mở rộng, có nghĩa là gần như mọi thứ đều có thể dễ dàng truy cập được”.

Ông Tzion cũng chỉ ra những hàng dài xe tải ở biên giới và các thực thể mới mọc lên ở các bang lân cận. “Coca Cola có thể dễ dàng nhận thấy nhu cầu tăng cao từ các quốc gia láng giềng với Nga, bởi một phần không nhỏ trong số đó sẽ được chuyển đến Nga”.

hàng hoá phương Tây
Những lon Coca Cola được nhập khẩu từ Nhật Bản và Trung Quốc bày bán ở Vladivostok, Nga.

Theo dữ liệu được Nga công bố, những “quốc gia thân thiện” (theo cách gọi của Điện Kremlin), nơi không áp đặt lệnh trừng phạt, đã tăng cường xuất khẩu sang nước này trong năm qua. Thương mại Trung Quốc-Nga đạt kỷ lục 1,28 nghìn tỷ nhân dân tệ (180 tỷ euro) vào năm 2022, trong khi xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ sang Nga tăng 61,8% lên 9,34 tỷ USD (8,82 tỷ euro) và của Kazakhstan tăng 25,1% lên 8,78 tỷ USD (8,29 tỷ euro).

Xem thêm

Hai ngân hàng lớn của Pháp rời khỏi Nga

Hai ngân hàng lớn của Pháp rời khỏi Nga

Crédit Agricole và BNP Paribas của Pháp cho biết họ đã chuẩn bị để ngừng tất cả các dịch vụ ở Nga, trở thành 2 ngân hàng quốc tế tiếp theo rút lui khỏi Nga kể từ khi Moscow tấn công Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…