Kiến nghị PVN thay EVN làm chủ đầu tư dự án điện khí Ô Môn 3 và 4

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn...
điện khí

Theo đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thống nhất sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chuyển 2 dự án điện khí Ô Môn 3 và 4 từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sang Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư.

Lý giải nguyên nhân cho việc này, theo báo cáo tại cuộc họp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang gặp khó trong vấn đề huy động tài chính. Trong đó, khó khăn lớn nhất là việc sử dụng nguồn vốn ODA (vốn hợp tác phát triển chính thức) dành cho dự án Ô Môn 3.

Đồng thời EVN cũng đang phải "chật vật" trong việc huy động nguồn vốn vay thương mại cho dự án Ô Môn 4. Điều này khiến các dự án có thể bị chậm so với tiến độ triển khai trong tổng thể chuỗi dự án.  

Bên cạnh đó, cơ chế huy động điện lên lưới phải đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng khí cung cấp, trong khi đó giá thành sản xuất điện khí đang cao hơn giá bán điện của EVN.

"Vì lợi ích đất nước, không thể để chậm mãi thế này được. Phải rõ trách nhiệm của các tập đoàn, bộ, ngành để tháo gỡ hoặc đề xuất hướng xử lý các khó khăn, vướng mắc", Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

Theo phân tích tại cuộc họp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang có những điều kiện thuận lợi về huy động nguồn vốn, năng lực thực hiện. Bên cạnh đó, PVN có thể quản lý thống nhất và vận hành đồng bộ hạ tầng dùng cung của chuỗi dự án.

Phó Thủ tướng giao cho EVN phối hợp chặt chẽ với PVN nhằm khẩn trương chuyển giao toàn bộ kết quả những công việc đã được triển khai, cũng như nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ đầu tư liên quan đến hai dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4.

Ngoài ra, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ Công Thương phối hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính, kỹ thuật trong quá trình chuyển giao hai dự án; hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của EVN và PVN; báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn UBND Thành phố Cần Thơ thực hiện đầy đủ quy trình liên quan đến chuyển chủ trương đầu tư hai dự án nhà máy nhiệt điện khí Ô Môn 3, Ô Môn 4 từ EVN sang PVN.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phải khẩn trương hoàn thiện thủ tục, huy động nguồn vốn để nhanh chóng hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu triển khai hai dự án.

Bên cạnh đó, PVN cần tính toán việc phân phối khí trong chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn để tránh được rủi ro cũng như dự phòng các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Tài chính đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để chuyển nguồn vốn ODA dành cho dự án nhiệt điện khí Ô Môn 3 từ EVN sang PVN theo đúng quy định.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…