Kinh tế Việt Nam 2022: Rủi ro, thách thức nhưng dòng chảy chính vẫn là phục hồi

Những gói hỗ trợ đủ lớn về quy mô, đủ dài về thời gian, đủ quyết liệt trong thực thi sẽ kích hoạt tính năng động vốn có trong các doanh nghiệp Việt Nam, bám kịp nhịp phục hồi của kinh tế thế giới.
Kinh tế Việt Nam 2022: Rủi ro, thách thức nhưng dòng chảy chính vẫn là phục hồi

Doanh nghiệp đã nhắc đến từ "lạc quan"

43% lãnh đạo doanh nghiệp trong số gần 3.500 doanh nghiệp được khảo sát đã nhắc đến từ lạc quan khi nói về kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới.

“Cho dù còn khó khăn, nhưng chúng tôi lạc quan để chèo lái doanh nghiệp”. Họ đã trả lời như vậy trong cuộc khảo sát của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) thực hiện vào cuối tháng 10/2021, khi đỉnh dịch COVID-19 vừa quét qua, các doanh nghiệp đang dọn dẹp để hoạt động trở lại. 1 tháng trước đó, rất khó đề cập đến từ này khi đóng cửa, tạm dừng hoạt động là dòng chủ lưu.

Đáng nói là, có tới 22% doanh nghiệp cho biết đã phục hồi như trước dịch; 45% kỳ vọng về sự“trở lại như xưa”trong vòng 1 đến 6 tháng tới.“Điều kiện cần nhất là việc thực hiện Nghị quyết 128 thống nhất ở các địa phương, các cấp”, các doanh nghiệp trả lời khảo sát của Ban IV.

Có thể thấy rất rõ, sau khi Nghị quyết 128/2021/NQ-CP về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được ban hành, chuyển trạng thái chống dịch của Việt Nam từ “zero COVID-19” sang chủ động thích ứng, tình hình đã thay đổi khá nhanh. Dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tháng 11/2021 ghi nhận sự trở lại mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong tâm dịch. Ví dụ như TP.HCM có 1.557 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 34,6% so với tháng 10/2021 và tăng 77,1% so với tháng 9/2021; Bình Dương có 154 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 49,5% so với tháng 10/2021 và tăng 75% so với tháng 9/2021...

Đáng nói là chưa bao giờ các kế hoạch hợp tác kinh doanh, mô hình kinh doanh mới lại được công bố dày đặc như vậy. Tập đoàn PAN bắt tay chiến lược với tập đoàn CP Việt Nam để phát triển ngành tôm; Vietjet Air và Vinpearl kích hoạt các sản phẩm combo hấp dẫn cho mùa du lịch Tết nguyên đán; Vietnam Airlines đưa Vnamall chen chân vào sân thương mại điện tử, VIMC mở tuyến vận tải container trực tiếp Việt Nam - Malaysia - Ấn Độ...

Đặc biệt, các doanh nghiệp thể hiện rõ sự chủ động trong chuẩn bị ứng phó cú sốc bất lợi do COVID-19 đem lại. Có nhiều giải pháp được đề cập, nhưng ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Tập đoàn Đồng Tâm cho biết, nhiều doanh nghiệp đã tranh thủ dịch bệnh để chuyển đổi số.

“Chúng tôi đã tăng được năng lực sản xuất lên 30-50% cho dù số lao động đang rất thiếu hụt”,ông Thắng chia sẻ kết quả ban đầu.

Nhưng thách thức còn rất lớn

Một cách tổng thể, kinh tế năm 2022 trong tính toán của các chuyên gia kinh tế thuộc Nhóm nghiên cứu của Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đan xen nhiều mảng màu.

Dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, đại diện Nhóm nghiên cứu cho rằng, khả năng Việt Nam chỉ đạt được khoảng 4 - 4,5% trong năm 2022, với mức lạm phát trong khoảng 3,4 - 3,7%. Con số này thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu tăng trưởng được Quốc hội thông qua là 6 - 6,5% trong năm 2022.

“Chúng tôi đã tính toán các động lực cụ thể, nhưng triển vọng kinh tế năm 2022 khá thấp. Có vẻ như nền kinh tế đang phục hồi theo hình chữ U, trong khi thế giới đang trở lại theo hình thức V rất rõ nét”,

TS. Cấn Văn Lực 

Thậm chí, ông và nhóm nghiên cứu đã tính tới khả năng lỡ nhịp phục hồi và có thể tụt hậu nếu không có chương trình đặc biệt, gói hỗ trợ đặc biệt.

Tính toán trên của Nhóm nghiên cứu dựa trên phương pháp đánh giá doanh thu, sản lượng, giá cổ phiếu và số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa của 15 lĩnh vực, ngành nghề đóng góp 80% GDP của nền kinh tế. Có 8 ngành nghề chịu tác động tiêu cực với mức độ mạnh do COVID-19, là dệt may, da giày; xây dựng; du lịch; vận tải, kho bãi; lưu trú, ăn uống; bán lẻ; dịch vụ y tế; giáo dục đào tạo. Trong số này, du lịch, vận tải, kho bãi, lưu trú, ăn uống, bán lẻ là các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có thể còn kéo dài.

Tất nhiên, không phải mọi ngành đều u ám. Một số lĩnh vực đang được nhìn thấy có tốc độ phát triển nhanh như thương mại điện tử, dịch vụ tài chính (chứng khoán, quỹ..); logistics, kinh doanh trực tuyến, kinh doanh thép... Nhưng vấn đề là cơ chế, khung khổ pháp lý để kích thích những động lực tăng trưởng mới này lại chưa rõ ràng.

Trong khi đó, những gì mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trực tiếp cũng không hề nhỏ. Đang có tới 30% số doanh nghiệp trả lời cho biết họ gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động nói chung và đặc biệt các lao động có trình độ chuyên môn. Hơn 45% doanh nghiệp cho là phải đưa ra mức thu nhập cao hơn so với trước dịch để thu hút lao động trở lại.

Bên cạnh khó khăn về thiếu lao động dự kiến có thể kéo dài đến hết quý I/2022, tức là qua thời điểm Tết nguyên đán; chi phí cho lao động tăng và khó khăn cố hữu như vấn đề về vốn lưu động, các doanh nghiệp đang đối mặt với khó khăn mới như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, cầu thị trường yếu chưa đảm bảo kinh doanh có lãi, chi phí xét nghiệm cho lao động là áp lực rất lớn là cấu thành lớn trong chi phí của doanh nghiệp...

Đáng nói là một trong những lý do thiếu lao động là việc di chuyển của lao động giữa các địa phương không dễ dàng do những áp dụng khác nhau trong các giải pháp phòng chống dịch bệnh, nên ứng xử với các tình huống phát sinh không thống nhất.

“Có nơi, doanh nghiệp mở hoạt động trở lại nhưng nếu có F0 hoặc khu vực lân cận có F0 thì lại bị đóng. Ở Long An, nếu có F0, doanh nghiệp được chủ động xử lý cách ly, chữa bệnh và không phải đóng cửa toàn bộ nhà máy. Nhưng doanh nghiệp không thể chỉ hoạt động ở Long An vì các nhà cung cấp, đối tác của chúng tôi ở các địa bàn khác là chính...”, ông Võ Quốc Thắng chia sẻ.

Năm 2022 sẽ là điểm đầu của dòng chảy phục hồi

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nhận định, phục hồi vẫn là dòng chảy chính.

“Khi thông điệp nền kinh tế sẽ có những gói hỗ trợ đủ lớn về quy mô, đủ dài về thời gian được xác định, thị trường sẽ có những động thái bắt nhịp. Vấn đề là doanh nghiệp rất cần các thông tin này để trở lại kinh doanh một cách thông suốt”, Tiến sĩ Thành nói.

Sự bắt nhịp của nền kinh tế theo ông Thành không chỉ là bắt nhịp với tốc độ phục hồi của kinh tế thế giới, nhất là của các đối tác lớn của Việt Nam, mà còn bắt đà chuyển đổi số, xu hướng đầu tư xanh, phát triển xanh.

“Các doanh nghiệp không chỉ cần phục hồi mà cần phát triển, tăng trưởng nhanh trở lại. Nên 6 tháng đầu năm 2022 nên là các giải pháp thúc đẩy sự thông suốt trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thông suốt trong di chuyển lao động, trong dòng tiền.

Nếu nhìn vào các kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế, khoảng thời gian 2022 - 2023 sẽ là điểm kích hoạt của các chính sách đặc biệt. Cụ thể, hết quý 2/2022, kích hoạt chương trình và mở cửa nền kinh tế, phục hồi rõ nét hơn. Giai đoạn tiếp theo cho đến hết quý 3/2023, là tạo lập nền tảng, phục hồi nhanh và bắt đầu vào nhịp tăng tốc của quỹ đạo tăng trưởng mới của nền kinh tế (từ quý 4/2023).

Với kịch bản này, ngay trong năm 2022, gói chính sách tài khóa sẽ vào cuộc ngay, doanh nghiệp sẽ nhận được các khoản hỗ trợ để giảm chi phí đầu vào, như giảm thuế VAT, giảm thuế bảo vệ môi trường năm 2022, giảm thuế, phí trước bạ ô tô sản xuất trong nước... Song song, nguồn hỗ trợ từ quỹ bảo lãnh tín dụng cho suất sẽ mở kênh tiếp cận vốn thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, dòng đầu tư công cho các dự án cụ thể cũng được đẩy nhanh, từ đó tạo tính lan tỏa, kích hoạt các dòng vốn đầu tư tư nhân.

Trong gói chính sách tiền tệ, bên cạnh tiếp tục thực hiện Thông tư 14/2021/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID–19 (hệ thống tổ chức tín dụng sẽ giảm thu nhập khoảng 30.000 tỷ đồng đến tháng 6/2022 hoặc có thể phải gia hạn), các chuyên gia đề nghị giảm thêm 0,5-1% lãi suất cho vay bình quân trong năm 2022 và duy trì ổn định trong năm 2023.

Cũng phải nhắc lại, Trong Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế dự kiến kéo dài ít nhất trong 2 năm 2022- 2023 mà Chính phủ thiết kế, mục tiêu đầu tiên là khôi phục nhanh các chuỗi sản xuất, cung ứng, lao động và thúc đẩy các động lực tăng trưởng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5 - 7%/năm, đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn.

Tiếp sau là mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh sản xuất kinh doanh, nhất là các ngành, lĩnh vực quan trọng, chú trọng tiết giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền, bảo đảm tính chủ động cho doanh nghiệp và tạo thuận lợi cho người dân trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch.

Mục tiêu thứ ba là bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Bài học về thực thi 

Câu nói doanh nghiệp cần hỗ trợ tiền, nhưng cần hơn hết là hỗ trợ bằng chính sách dù được nhắc lại nhiều lần, nhưng ông Võ Quốc Thắng vẫn muốn nhấn mạnh khi chia sẻ quan điểm về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế.

“Chính sách chỉ cần chậm 1 bước thôi, doanh nghiệp có thể bị thiệt hại rất lớn, chưa kể là chính sách chồng chéo, thay đổi không lường hết được. Bản thân tôi nhiều khi cũng nản khi nhiều văn bản gửi đi hỏi, văn bản trả lời chung chung. Lúc này, ngân sách đang khó khăn, nên có thể không hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp được nhiều, nhưng doanh nghiệp thực sự cần tháo ách tắc, giảm chi phí cho doanh nghiệp’, ông Thắng đề xuất.

Có 8 ngành nghề chịu tác động tiêu cực với mức độ mạnh do COVID-19, là dệt may, da giày; xây dựng; du lịch; vận tải, kho bãi; lưu trú, ăn uống; bán lẻ; dịch vụ y tế; giáo dục đào tạo. Trong số này, du lịch, vận tải, kho bãi, lưu trú, ăn uống, bán lẻ là các ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có thể còn kéo dài.

Ông Thắng và nhiều doanh nghiệp có lý do để đề xuất như vậy, khi nhìn lại 2 năm thực thi các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Cho dù có nhiều nỗ lực, nhưng các báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận, việc thực thi còn chậm, thủ tục điều kiện chưa hợp lý, khiến hiệu quả các gói chính sách chưa cao.

Cũng cần phải nói rõ, cải cách thể chế là một trong 5 nhóm giải pháp của Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế mà Chính phủ đề xuất. Cho dù phần nguồn lực cho nhóm giải pháp này không được ghi ra, nhưng các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, chi phí thực hiện nhóm giải pháp này là rẻ nhất, nhưng hiệu quả lâu dài, bên vững nhất.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam còn gọi đây là gói hỗ trợ mạnh nhất.

“Sự giải phóng về thể chế, quy trình, thủ tục là cơ sở để doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ dự án. Khi các dự án được triển khai, nguồn lực sẽ được huy động. Quan trọng là đây cũng là bước thử cho những đề xuất cải cách thể chế tiếp sau đây”, ông Lộc nói.

Xem thêm

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021

2 kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-NHNN góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Trong đó, NHNN đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6%, tốc độ phục hồi nhanh nhất từ bất cứ cuộc suy thoái toàn cầu nào trong vòng 80 năm qua. Phần lớn nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ từ một số nền kinh tế lớn.
Tăng trưởng kinh tế 6,3% trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi

Tăng trưởng kinh tế 6,3% trong năm 2022 là hoàn toàn khả thi

Ông Jonathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,3% trong năm 2022 và 6,8% vào năm 2023 là hoàn toàn khả thi, tuy nhiên, mức tăng trưởng rõ

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…