WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra dự báo, kinh tế toàn cầu năm 2021 sẽ đạt mức tăng trưởng 5,6%, tốc độ phục hồi nhanh nhất từ bất cứ cuộc suy thoái toàn cầu nào trong vòng 80 năm qua. Phần lớn nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ từ một số nền kinh tế lớn.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất của WB, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 5,6% thay vì 4,1% được dự báo hồi đầu tháng 1/2021.

Báo cáo của WB cho rằng, chương trình tiêm phòng COVID-19 và các biện pháp kích thích kinh tế ở các nền kinh tế lớn sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu. Kinh tế thế giới năm ngoái đã sụt giảm 3,5% sau khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các hoạt động thương mại và buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa và người dân phải ở nhà.

Cũng theo báo cáo, WB cho biết, bất chấp kinh tế toàn cầu đang cho thấy dấu hiệu phục hồi thì các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vẫn đang tiếp tục phải vật lộn với đại dịch COVID-19 và hậu quả mà nó gây ra.

“Bên cạnh những dấu hiệu đáng hoan nghênh về sự phục hồi kinh tế toàn cầu, đại dịch vẫn tiếp tục gây ra đói nghèo và bất bình đẳng cho người dân ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới", Chủ tịch WB David Malpass nói.

Chủ tịch WB nhấn mạnh: "Cần phối hợp các nỗ lực toàn cầu để đẩy nhanh việc phân phối vaccine và giảm nợ, đặc biệt cho các nước có thu nhập thấp".

Báo cáo cũng lưu ý, đại dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người tại 2/3 thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển trong năm 2022. Trong số các nền kinh tế có thu nhập thấp, những nơi mà việc tiêm chủng vaccine chưa diễn ra đồng đều, tác động của đại dịch đã làm đảo ngược kết quả giảm đói nghèo và làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh và gây ra các thách thức lâu dài khác.

WB dự đoán, các nền kinh tế phát triển tăng trưởng 5,4% trong năm nay trong khi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) dự kiến sẽ tăng trưởng 4,2%. WB dự báo, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2021 sẽ là 8,5%, trong khi các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển là 6%.

Theo WB, nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 6,8% so với mức 3,5% được dự báo hồi tháng 1/2021. Nền kinh tế lớn nhất thế giới năm ngoái đã sụt giảm 3,5% do dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm vaccine được thúc đẩy nhanh chóng và rộng rãi cùng với các chương trình hỗ trợ kinh tế khổng lồ của chính phủ đã giúp nền kinh tế nước này sớm hồi phục.

WB cũng đã công bố báo cáo phân tích về triển vọng kinh tế khu vực Mỹ Latinh và Caribe trong năm 2021 với dự báo về khả năng khu vực này đạt mức tăng trưởng 5,2%. Con số này cao hơn so với mức dự báo 3,2% được đưa ra hồi đầu năm, cho dù điều này còn phải phụ thuộc vào những tiến bộ trong chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19, các biện pháp nới lỏng giãn cách xã hội...

Đánh giá của WB cho rằng khu vực Mỹ Latinh vẫn tiếp tục phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và các biện pháp hạn chế lưu thông được siết chặt trong nửa đầu năm 2021 tại một loạt các quốc gia trong khu vực đã gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động kinh tế. Tổ chức này cũng dự báo GDP của khu vực sẽ sụt giảm 2,8% trong năm 2022.

Tại khu vực Caribe, nơi chịu tác động ít hơn từ đại dịch COVID-19, mức tăng trưởng có thể sẽ đạt mức 4,7% cho dù triển vọng của phần lớn các nền kinh tế phụ thuộc sự hồi phục của ngành du lịch.

WB dự báo, 90% các nước phát triển dự kiến sẽ quay trở lại mức tăng trưởng ở thời điểm trước đại dịch vào năm tới nếu tính theo mức thu nhập bình quân đầu người, trong khi đó, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển chỉ là 30%.

Theo nhà kinh tế của WB Ayhan Kose, phải đến năm 2023 và sau đó, hầu hết các nền kinh tế mới trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch.

Xem thêm

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

IMF: Kinh tế toàn cầu có thể mất 455 tỉ USD

Nền kinh tế toàn cầu đang ở một "thời điểm nhạy cảm," đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải duy trì các biện pháp kích thích và các chính phủ nhanh chóng giải quyết những bất đồng thương mại.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…