KPF giải trình lợi nhuận sau thuế quý III tăng 683% so với cùng kỳ

Công ty CP Đầu tư tài chính Hoàng Minh (HOSE: KPF) đã có báo cáo giải trình lợi nhuận sau thuế quý III/2022 tăng 683% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý III/2022 của KPF đạt 26,3 tỷ đồng, trong khi quý III/2021, doanh nghiệp này chỉ đạt 3,3 tỷ đồng, tăng 683,1%.

KPF giải thích nguyên nhân có sự biến động này là do công ty chuyển nhượng 44% phần vốn góp tại công ty liên kết là Công ty TNHH Đầu tư Cam Lâm nên thu nhập hoạt động kinh doanh tăng đáng kể. Do đó, chỉ tiêu về lợi nhuận tăng cao so với cùng kỳ.

KPF
Kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu KPF đang ở mức 9,89o đồng/cổ phiếu

Điều đáng nói, hồi tháng 8, cổ phiếu KPF của CTCP Đầu tư tài chính Hoàng Minh đã có sự biến động khi có 12 phiên tăng điểm liên tiếp. Chốt phiên giao dịch ngày 29/8, cổ phiếu KPF đóng cửa ở mức 22.200 đồng/cp, tăng gấp đôi so với thời điểm kết phiên giao dịch ngày 12/8.

Cùng với sự thăng hoa về giá, khối lượng giao dịch của cổ phiếu KPF cũng gia tăng đột biến, khi từ ngày 19/8 và 29/8, hơn 600.000 cổ phiếu KPF được mua bán qua phương thức khớp lệnh.

Nên biết, KPF chỉ ghi nhận mức thanh khoản cao như vậy ở những tuần đầu niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán TP. HCM hồi tháng 3/2016.

Trong khi, KPF không phát sinh doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong nửa đầu năm 2022. Cùng kỳ năm 2021, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận một khoản duy nhất 25 tỉ đồng doanh thu bất động sản.

Được phát sinh từ việc chuyển nhượng hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án Khu phức hợp và Nhà ở Phước Lợi giữa KPF và Công ty TNHH Đầu tư Central Capital (Central Capita l).

Central Capital được sáng lập bởi hai cựu thành viên HĐQT KPF, là ông Vũ Đức Toàn và bà Trần Thị Dịu Hoà. Và trong các năm 2020 và 2021, Central Capital đều báo lỗ, lần lượt ở mức 27,8 tỉ đồng và 30,4 tỉ đồng.

Điều này càng khiến nhiều nhà đầu tư đặt dấu chấm hỏi cho KPF trước những biến động bất thường trên.

Còn trên thị trường, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/10, cổ phiếu KPF đang ở mức 9,890 đồng/cổ phiếu.

Được biết, Công ty CP Đầu tư tài chính Hoàng Minh tiền thân là Công ty cổ phần Tư vấn dự án quốc tế KPF. Từ một đơn vị chuyên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn từ tháng 6/2009, KPF lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực cung ứng vật liệu xây dựng và sản xuất, đầu tư xây dựng và nông nghiệp, đầu tư tài chính và bất động sản.

Xem thêm

Nhiều cổ phiếu bị xử lý vi phạm do lợi nhuận sau thuế âm

Nhiều cổ phiếu bị xử lý vi phạm do lợi nhuận sau thuế âm

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa có thông báo về việc xử lý vi phạm đối với nhiều cổ phiếu như: OGC, UDC, GAB, TNI..., do lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 30/6/2022 là con số âm.

Có thể bạn quan tâm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...