Đồng thời, tỉnh này đề nghị Thủ tướng chấp thuận hình thức đầu tư hợp tác công - tư (PPP).
Trả lời tỉnh Lào Cai, Thủ tướng cho biết quy hoạch đã được duyệt, trên cơ sở đó, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì cùng với tỉnh đề xuất cơ chế với tinh thần xã hội hóa mạnh mẽ. Thủ tướng cũng thống nhất định hướng xây dựng khu kinh tế biên giới.
Trước đó, UBND tỉnh Lào Cai có báo cáo và đề nghị Thủ tướng chấp thuận hình thức đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa theo hình thức PPP tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, Lào Cai với diện tích 371 ha.
Tổng đầu tư dự án là gần 6.000 tỷ đồng. Để đảm bảo tiến độ dự án, Lào Cai đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ 3.088 tỷ đồng xây dựng khu bay, đường trục vào cảng hàng không Sa Pa. Ngân sách tỉnh Lào Cai sẽ rót 910 tỷ đồng giải phóng mặt bằng, tái định cư, rà phá bom mìn...
Các hạng mục đầu tư khu hàng không dân dụng, kho nhiên liệu hàng không khoảng 1.772 tỷ đồng... sẽ do nhà đầu tư tư nhân rót vốn theo hình thức PPP (loại hợp đồng BOT). Riêng khu công trình quản lý bay 132 tỷ đồng sẽ do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đảm nhiệm.
Dự kiến, dự án sẽ được tổ chức khởi công xây dựng công trình trong năm 2019 và hoàn thành trong năm 2021.
Cảng hàng không Sa Pa là sân bay lưỡng dụng, tức kết hợp giữa dân sự và quân sự, nên tỉnh Lào Cai đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Quốc phòng hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xây dựng sân bay này.
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2030, Cảng Hàng không Sa Pa được đưa vào khai thác, có cấp 4C và công suất 3 triệu khách/năm.
Được biết, Tập đoàn Sungroup sẽ là đơn vị đầu tư khu hàng không dân dụng và kho nhiên liệu hàng hóa với kinh phí dự kiến là 1.772 tỷ đồng này.