Lộ diện loạt vi phạm trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước, DIC Corp đã phát sinh những hạn chế, thiếu sót và vi phạm...

Lộ diện loạt vi phạm trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại DIC Corp

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra liên quan tới cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp – mã chứng khoán: DIG).

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong quá trình cổ phần hóa và thoái vốn tại doanh nghiệp trên đã phát sinh những hạn chế, thiếu sót và vi phạm như: DIC Corp không lập phương án sử dụng đất; không xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý đối với đất thuê là loại đất đô thị để tính vào giá trị doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng ban hành quyết định phê duyệt giá trị vốn Nhà nước vào ngày 13/3/2008 để bàn giao doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng sang Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng không đảm bảo đúng thời gian theo quy định.

Về xác định giá trị tài sản là công trình xây dựng trên đất, theo Thanh tra Chính phủ, đơn vị tư vấn Công ty Cổ phần Giám định, thẩm định Việt Nam (VIVACO) xác định không đúng suất vốn đầu tư và nguyên giá của 2 công trình xây dựng trên đất dẫn đến giá trị tài sản được đánh giá chênh lệch giảm so với quy định số tiền hơn 2,4 tỷ đồng; không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất 25 căn biệt thự thuộc Khu Biệt thự Phương Nam theo đúng quy định tại Điều 19 Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Tuy nhiên, doanh thu từ việc chuyển nhượng 14/25 căn biệt thự sau ngày 1/1/2007 đã được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Công ty Nhà nước theo quy định; 11 căn còn lại đã được Kiểm toán Nhà nước xác định bổ sung tiền sử dụng đất và Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng đã nộp vào Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp sau khi Bộ Xây dựng quyết định phê duyệt giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm ngày 13/3/2008 để bàn giao doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần.

Thêm vào đó, VIVACO và Bộ Xây dựng không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất dự án Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước mà sử dụng tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, không đúng quy định tại Điều 6 Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 188/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Thanh tra Chính phủ đã đề nghị và được UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản xác định vị trí dự án chưa được ghi nhận trong bảng giá đất giai đoạn 2006 - 2008, không có giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở giai đoạn 2006 - 2008 nên không xác định được giá thị trường.

Thanh tra Chính phủ nhận thấy, UBND tỉnh Đồng Nai cần rà soát để xử lý theo đúng quy định của pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp (nếu giá trị quyền sử dụng đất xác định lại thấp hơn tập hợp chi phí đầu tư và giá trị quyền phát triển dự án đã tính vào giá trị doanh nghiệp thì giữ nguyên, nếu cao hơn thì thu nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước).

Về xử lý tài chính trong giai đoạn từ khi xác định giá trị doanh nghiệp đến khi chính thức chuyển sang Công ty cổ phần, theo Thanh tra Chính phủ, trong quá trình quyết toán giá trị vốn Nhà nước, Công ty Đầu tư Phát triển Xây dựng đã hạch toán các khoản lỗ của 3 công ty con, được Bộ Xây dựng phê duyệt quyết toán vào giá trị vốn Nhà nước vào ngày 13/3/2008 để bàn giao sang công ty cổ phần (Quyết định số 687/QĐ-BXD ngày 13/7/2016), không đúng quy định tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Xây dựng và người đại diện phần vốn Nhà nước tại Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng cần làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với các khoản lỗ trên để xử lý theo đúng quy định.

img-2882.jpeg
Phó Tổng Thanh tra Đặng Công Huẩn chủ trì buổi công bố Quyết định số 49/QĐ-TTCP thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển xây dựng (DIC Corp)

Đối với việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ, Bộ Xây dựng với vai trò là chủ sở hữu chưa làm hết trách nhiệm trong việc chỉ đạo về giá chào bán cổ phần riêng lẻ năm 2009, cần được kiểm điểm, xử lý theo quy định.

Về thủ tục thoái vốn nhà nước, Bộ Xây dựng đã phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty Đầu tư Phát triển - Xây dựng mà không xin ý kiến của Bộ Tài Chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trái với quy định hiện hành.

Đồng thời, Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng cung cấp thông tin không đầy đủ, dẫn đến đơn vị tư vấn không xác định lại giá trị quyền sử dụng đất của 3 địa chỉ đất nhằm bảo đảm sát với giá thị trường tại thời điểm thẩm định giá cổ phần.

Tổng số tiền chưa được xác định theo giá thị trường để đưa vào định giá cổ phần tạm ước tính là 1.821 đồng/cổ phần, ước giá cổ phần sẽ là 14.251 đồng (bằng giá do tư vấn đã xác định là 12.430 đồng + 1.821 đồng).

Tuy nhiên, kết quả thẩm định giá của đơn vị tư vấn và lịch sử giá giao dịch trên thị trường chứng khoán của mã cổ phiếu DIG đã được Bộ Xây dựng tham khảo, trên cơ sở đó Bộ Xây dựng xác định giá bán cổ phần tối thiểu là 15.000 đồng, cao hơn giá thẩm định của đơn vị tư vấn là 12.430 đồng; giá bán khớp lệnh trên Sàn Giao dịch chứng khoán đã thực hiện là 19.250 đồng/cổ phần, cao hơn giá do Bộ Xây dựng xác định.

Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về phương thức chuyển nhượng vốn Nhà nước nêu tại điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì giá bán cổ phần theo phương thức khớp lệnh trên Sàn Giao dịch chứng khoán sẽ do thị trường quyết định.

Từ những hạn chế, thiếu sót, vi phạm trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng kiểm điểm các cá nhân có liên quan; yêu cầu các cá nhân và tổ chức khắc phục hậu quả tài chính; làm rõ trách nhiệm trong việc định giá cổ phiếu phát hành riêng lẻ năm 2009 cũng như xác định lại giá trị quyền sử dụng đất tại dự án Khu đô thị Du lịch sinh thái Đại Phước.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị trong quá trình kiểm điểm, rà soát, xử lý, khắc phục các hạn chế, vi phạm được chỉ ra qua thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì Bộ Xây dựng chuyển thông tin đến cơ quan điều tra xem xét xử lý theo thẩm quyền.

Ảnh chụp Màn hình 2024-08-28 lúc 15.37.17.png
Thị giá cổ phiếu DIG trong thời gian gần đây

Sau thông tin Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hoá và thoái vốn Nhà nước tại DIC Corp, cổ phiếu DIG đã bị bán tháo mạnh và có thời điểm giảm gần kịch sàn trong phiên ngày 29/8. Tuy nhiên, đà giảm đã được thu hẹp còn 3,99% về mức 24.050 đồng/cổ phiếu (tính đến hết phiên giao dịch ngày 29/8).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...