Lộ diện NanoDragon: Vệ tinh "Make in Vietnam" sẽ phóng vào cuối 2020

Việc phóng vệ tinh NanoDragon sẽ đánh dấu một bước tiến mới của Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ sản xuất vệ tinh.
Mô hình vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon. Ảnh: Trọng Đạt
Mô hình vệ tinh siêu nhỏ NanoDragon. Ảnh: Trọng Đạt

NanoDragon là mẫu vệ tinh siêu nhỏ được phát triển bởi chính đội ngũ kỹ sư Việt Nam. NanoDragon có khối lượng 10kg, thuộc loại vệ tinh có kích thước siêu nhỏ.

Đây là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 - 2020. 

Khi phóng lên vũ trụ, vệ tinh này có nhiệm vụ thử nghiệm công nghệ về điều khiển hướng của vệ tinh trên quỹ đạo. Bên cạnh đó, NanoDragon còn có chức năng thử nghiệm việc thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy bằng dòng vệ tinh nano. 

Theo dự kiến, NanoDragon sẽ được phóng lên vũ trụ vào cuối năm 2020 theo Chương trình phóng tên lửa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Vệ tinh NanoDragon được nghiên cứu và chế tạo bởi Trung tâm Vũ trụ Việt Nam - VNSC (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam). Đây là bước tiếp theo trong tiến trình làm chủ công nghệ vệ tinh ở Việt Nam. Trước đó, VNSC đã nghiên cứu và chế tạo thành công vệ tinh PicoDragon (khối lượng 1kg) và vệ tinh MicroDragon (khối lượng 50kg).

Mô hình vệ tinh MicroDragon - mẫu vệ tinh có khối lượng 50kg do Việt Nam chế tạo từng được phóng thành công vào năm 2019. Ảnh: Trọng Đạt
Mô hình vệ tinh MicroDragon - mẫu vệ tinh có khối lượng 50kg do Việt Nam chế tạo từng được phóng thành công vào năm 2019. Ảnh: Trọng Đạt

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu. Theo báo cáo của NASA, việc sử dụng dữ liệu vệ tinh có thể giảm tới 5% - 10 %  tổng thiệt hại do thiên tai gây ra (khoảng 0,05% GDP). 

Việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, vận hành vệ tinh sẽ giúp Việt Nam chủ động nguồn ảnh, không phụ thuộc vào nước ngoài, nhất là trong các tình huống cấp bách khi thiên tai, thảm họa xảy đến.

Sau khi từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh thông qua việc thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh nhỏ và siêu nhỏ, Việt Nam sẽ phát triển các loại vệ tinh có công nghệ radar tiên tiến như vệ tinh LOTUSat-1, dự kiến được phóng vào năm 2023.

LOTUSat-1 có khả năng chụp ảnh Trái đất với độ phân giải cao trong mọi điều kiện thời tiết cả ngày lẫn đêm. Dữ liệu ảnh thu nhận từ vệ tinh LOTUSat-1 sẽ đáp ứng nhu cầu cấp bách của Việt Nam về nguồn ảnh, cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời nhằm ứng phó với các thảm họa thiên nhiên và biến đổi khí hậu, quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo Trọng Đạt/Vietnamnet.vn

Xem thêm

Toyota sẽ ra mắt công nghệ tự lái cho dòng xe thương mại

Toyota sẽ ra mắt công nghệ tự lái cho dòng xe thương mại

Ngày 17/12 ông James Kuffner - Giám đốc Viện nghiên cứu và phát triển nâng cao của Toyota (TRI-AD), đã xác nhận thông tin về việc Toyota sẽ ra mắt dòng xe ôtô tự lái "cấp độ 2" đầu tiên của mình, có khả năng tự lái trên đường quốc lộ.

Có thể bạn quan tâm

1C Việt Nam với nền tảng Low-Code mạnh mẽ đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp triển khai ERP thành công

Giải pháp ERP trên nền tảng công nghệ Low-Code của 1C Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng ERP để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa quy trình và đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hơn… Tuy nhiên, việc triển khai ERP vẫn còn gặp nhiều thách thức, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ…

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Gói cước 5G có gì mới so với 4G?

Trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, mạng 5G đang mở ra một cuộc cách mạng mới trong việc kết nối và trải nghiệm Internet, mang đến tốc độ nhanh hơn và dung lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với 4G…