Loạt doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức khủng

Hàng loạt các doanh nghiệp đã thông báo kế hoạch trả cổ tức trong thời gian tới bằng tiền mặt với tỷ lệ cao lên tới 350% như: Cơ khí Phổ Yên, Bao bì Tân Tiến, Vinexad, Masan Consumer…

Loạt doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức khủng
Loạt doanh nghiệp công bố kế hoạch chia cổ tức khủng

Mới đây, Công ty Cổ phần Bao bì Tân Tiến (mã chứng khoán: TTP) vừa thông báo ngày 27/6/2024 là ngày dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 350%.

Theo đó, mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 35.000 đồng. Với 13,5 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Bao bì Tân Tiến sẽ phải chi 472,5 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2023.

Với việc sở hữu 88,16% vốn điều lệ, phần lớn cổ tức sẽ chảy vào túi công ty mẹ của Bao bì Tân Tiến là Dongwon Systems Corporation có trụ sở tại Hàn Quốc, lên tới gần 463 tỷ đồng.

Một doanh nghiệp khác cũng có kế hoạch chia cổ tức khủng trong thời gian tới là Công ty Cổ phần Cơ khí Phổ Yên (Fomeco – mã chứng khoán: FBC), doanh nghiệp chuyên cung cấp phụ tùng cho các hãng xe Honda, Yamaha, Suzuki…

Cụ thể, theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vừa công bố, Fomeco dự kiến trình cổ đông kế hoạch trả trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 200%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 20.000 đồng/cổ phiếu. Theo ghi nhận, đây cũng là mức chia cổ tức cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

Với 3,7 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến Fomeco phải chi khoảng 74 tỷ đồng để thanh toán cổ tức trong đợt này.

Về cơ cấu, hiện cổ đông lớn nhất của Fomeco là Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) với tỷ lệ sở hữu 51% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này dự kiến nhận về số tiền gần 38 tỷ đồng từ đợt chia cổ tức trên.

Kể từ khi giao dịch đến nay, Fomeco luôn duy trì truyền thống chia cổ tức khủng bằng tiền mặt với tỷ lệ 30 – 65% mỗi năm. Năm 2022, doanh nghiệp này đã chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên tới 120%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 12.000 đồng.

Tương tự, Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Thương mại (Vinexad – mã chứng khoán: VNX) thông báo ngày 31/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông chi trả cổ tức năm 2023 bằng tiền mặt với tỷ lệ 150%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 15.000 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến là ngày 19/6/2024.

Chính sách trả cổ tức khủng cho cổ đông được đưa ra sau khi doanh nghiệp ghi nhận lãi lớn trong năm vừa qua. Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023, Vinexad thu về 252,3 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 77,8% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, doanh nghiệp này báo lãi sau thuế 37,4 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần so với năm 2022, đây cũng là mức lợi nhuận kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Vinexad.

Theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức ngày 25/4 vừa qua, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer – mã chứng khoán: MCH) sẽ chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 10%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó 4.500 đồng/cổ phiếu đã được trả vào năm 2023 và 5.500 đồng/cổ phiếu còn lại dự kiến được trả trong vòng 6 tháng kể từ ngày đề xuất này được phê duyệt.

Bên cạnh đó, theo điều 12 của nghị quyết, Hội đồng quản trị Masan Consumer được ủy quyền lên phương án để chia hết toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023.

Điều này đồng nghĩa ngoài việc nhận chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 100%, cổ đông Masan Consumer sẽ có thể được nhận thêm cổ tức trong thời gian tới. Theo đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 của Masan Consumer là hơn 16.124 tỷ đồng, doanh nghiệp dự kiến chia hết toàn bộ lợi nhuận này.

Việc các doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao, là một tín hiệu tích cực đối với các cổ đông. Điều đó có thể chứng minh rằng công ty đang hoạt động tích cực và tạo ra lợi nhuận tốt.

Bên cạnh đó, điểm chung các doanh nghiệp chia cổ tức khủng đều có lượng cổ đông rất cô đặc và chủ yếu là cổ đông tổ chức. Chính vì vậy, các cổ đông lớn này vừa là bên có tiếng nói quyết định đến chính sách chia cổ tức hàng năm của doanh nghiệp, vừa là bên hưởng lợi lớn nhất từ mức chi trả cổ tức cao trong nhiều năm của chính doanh nghiệp.

Xem thêm

VietinBank sẽ giữ lại lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng

VietinBank sẽ giữ lại lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng

VietinBank đề xuất dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Hiện vốn điều lệ của VietinBank ở mức 53.700 tỷ đồng. Như vậy, nếu được giữ lại lợi nhuận năm 2022 - 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng lên 79.148 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...