Bia Hạ Long chia cổ tức tỷ lệ 90%, EPS thuộc top đầu thị trường

Với việc sở hữu 58% vốn điều lệ, phần lớn cổ tức của sẽ chảy vào túi gia đình cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Doãn Văn Quang. Kế đến là cổ đông lớn Aseed Holdings – doanh nghiệp đến từ Nhật Bản với 30,42% cổ phần nắm giữ...

Bia Hạ Long chia cổ tức tỷ lệ 90%, EPS thuộc top đầu thị trường

Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long (mã chứng khoán: HLB) vừa thông báo ngày 29/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông chia cổ tức bằng tiền năm 2023 với tỷ lệ 90%. Theo đó, cổ đông sở hữu một cổ phiếu sẽ nhận được 9.000 đồng. Với 3,09 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính doanh nghiệp bia địa phương này cần chi khoảng 28 tỷ đồng để trả cổ tức.

Với việc sở hữu 58% vốn điều lệ, phần lớn cổ tức của sẽ chảy vào túi gia đình cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Doãn Văn Quang. Kế đến là cổ đông lớn Aseed Holdings – doanh nghiệp đến từ Nhật Bản với 30,42% cổ phần nắm giữ.

Gần 10 năm qua, Bia Hạ Long luôn duy trì truyền thống chia cổ tức khủng bằng tiền mặt cho cổ đông. Giai đoạn năm 2016-2018, doanh nghiệp này trả cổ tức lần lượt ở mức 60%, 70% và 200%. Sang đến giai đoạn 2021-2022, cổ đông Bia Hạ Long càng “ấm lòng” với mức trả cổ tức lên đến ba con số. Tương ứng, năm 2021, cổ đông nhận cổ tức tiền mặt 100%, còn năm 2022 là 150%.

Truyền thống chia cổ tức cao được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh đều qua các năm và EPS thường đứng đầu ngành bia. Trong giai đoạn 2013-2022, Bia Hạ Long liên tục nối dài đà tăng trưởng.

Đến năm 2023, việc siết chặt quy định về nồng độ cồn cộng hưởng với sức mua suy giảm đã giáng đòn mạnh vào mục tiêu lãi liên tục của doanh nghiệp này. Đây cũng là năm đầu tiên doanh nghiệp bia địa phương này giảm lãi sau gần một thập kỷ tăng trưởng. Các năm trước đó, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty luôn duy trì được tăng trưởng rõ rệt.

Cụ thể, trong năm vừa rồi, Bia Hạ Long ghi nhận doanh thu thuần công ty đạt 1.470 tỷ đồng, tăng 7,4% so với năm 2022. Khấu trừ đi các chi phí, công ty thu về hơn 111 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 12% so với năm 2022. EPS công ty đạt 36.007 đồng, dù thấp hơn so với năm 2022 là 40.822 đồng nhưng vẫn thuộc top cao nhất thị trường.

Bước sang năm 2024, Bia Hạ Long đặt mục tiêu doanh thu khoảng 1.751 tỷ đồng và lãi ròng hơn 98 tỷ đồng, lần lượt tăng 19% và giảm 12% so với năm trước. Công ty cũng dự kiến chia cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.

Quay trở lại với câu chuyện chia cổ tức, mặc dù có tỷ lệ chi trả cao, song, không có nhiều nhà đầu tư có thể sở hữu cổ phiếu của HLB. Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu HLB giao dịch quanh vùng 250.000 đồng/cổ phiếu, vượt xa hai ông lớn ngành bia khác là Sabeco và Habeco.

Diễn biến cổ phiếu HLB trong thời gian qua

Diễn biến cổ phiếu HLB trong thời gian qua

Thuộc top những cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn nhưng HLB lại rơi vào tình trạng thanh khoản èo uột với ít phiên giao dịch vài trăm cổ phiếu, còn lại đa số không có giao dịch.

Nguyên nhân đến từ cơ cấu cổ đông của Bia Hạ Long khá cô đặc. Trong đó, gia đình cựu Chủ tịch Doãn Văn Quang sở hữu gần 58% cổ phần, bao gồm vợ ông Quang là bà Phạm Thị Đào nắm giữ 23,24%; hai người con là Doãn Thiện Tân nắm hơn 19,41% và Doãn Trường Giang (Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc) nắm 14,25%; riêng ông Doãn Văn Quang trực tiếp sở hữu 22.000 cổ phiếu, tương ứng 0,71% vốn.

Bia Hạ Long còn có một cổ đông tổ chức lớn từ Nhật Bản - Aseed Holdings Co.,Ltd sở hữu 30,42% vốn. Đây là tổ chức liên quan đến Chủ tịch Shunjiro Suga.

Bia Hạ Long tiền thân là nhà máy liên hợp thực phẩm Hồng Gai, thành lập từ năm 1967. Trải qua nhiều thay đổi, công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bia và Nước giải khát Hạ Long vào tháng 2/2003. Các sản phẩm của Bia Hạ Long bao gồm bia Hạ Long Classic, bia Hạ Long Sapphire, bia Hạ Long Golden, ...

Xem thêm

VietinBank sẽ giữ lại lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng

VietinBank sẽ giữ lại lợi nhuận để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ lên gần 80.000 tỷ đồng

VietinBank đề xuất dùng toàn bộ lợi nhuận còn lại để chia cổ tức bằng cổ phiếu. Hiện vốn điều lệ của VietinBank ở mức 53.700 tỷ đồng. Như vậy, nếu được giữ lại lợi nhuận năm 2022 - 2023 để chia cổ tức bằng cổ phiếu, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng lên 79.148 tỷ đồng...

Cổ đông Sacombank lo lắng vì đã già, sợ không đợi được đến ngày chia cổ tức

Cổ đông Sacombank lo lắng vì đã già, sợ không đợi được đến ngày chia cổ tức

Sacombank là ngân hàng thuộc diện tái cơ cấu nên chưa thể chia cổ tức. Hiện còn vấn đề liên quan đến cổ phiếu của ông Trầm Bê. Ngân hàng đã trình phương án mua lại số cổ phiếu đó từ Ngân hàng Nhà nước để bán đấu giá và xử lý dứt điểm vấn đề. Hoàn tất tái cơ cấu và xử lý xong mới được chia cổ tức...

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...