Cổ đông FPT sắp “bỏ túi” 1.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt và hàng trăm triệu cổ phiếu

Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT dự kiến sẽ chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, thời gian dự kiến trong quý 2/2024...

Cổ đông FPT sắp “bỏ túi” 1.200 tỷ đồng cổ tức tiền mặt và hàng trăm triệu cổ phiếu

Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần FPT (mã chứng khoán: FPT) vừa công bố nghị quyết về việc triển khai phương án phát hành thêm 190,5 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 20:3, tức cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu sẽ nhận thêm 3 cổ phiếu mới. Nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2023 trên Báo cáo tài chính kiểm toán 2023.

Nếu thành công, vốn điều lệ của Tập đoàn FPT sẽ tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.605 tỷ đồng. Thời gian thực hiện không muộn hơn quý 3/2024. Ngày chốt danh sách đăng ký cuối cùng sẽ cùng thời điểm chốt quyền nhận cổ tức còn lại của năm 2023.

Theo kế hoạch, Hội đồng quản trị FPT sẽ chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10%, thời gian dự kiến trong quý 2/2024. Trước đó, vào giữa tháng 9/2023, công ty đã tạm ứng cổ tức đợt 1/2023 cũng với tỷ lệ 10% bằng tiền.

Đồng thời, Hội đồng quản trị FPT sẽ thay thế phương án phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên có thành tích đóng góp năm 2023 và phương án phát hành ESOP cho cán bộ lãnh đạo cấp cao năm 2024 bằng phương án mới, căn cứ theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số lượng cổ phiếu lưu hành tại thời điểm phát hành (số lượng cổ phiếu sau khi thực hiện phát hành cổ phiếu thưởng).

Được biết trong kế hoạch ban đầu, FPT dự định phát hành hơn 9,2 triệu cổ phiếu ESOP với cùng giá ưu đãi 10.000 đồng/cổ phiếu, trong đó hơn 6,3 triệu cổ phiếu phân bổ cho cán bộ nhân viên với tỷ lệ 0,5% và 2,9 triệu cổ phiếu cho cán bộ lãnh đạo với tỷ lệ 0,227%.

Nguồn vốn thu về dự kiến được bổ sung vốn lưu động. Số cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 3 năm, còn đối với cán bộ lãnh đạo bị hạn chế 10 năm từ ngày kết thúc đợt chào bán.

Năm 2024, Tập đoàn FPT đặt ra mục tiêu doanh thu 61.850 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế là 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Nếu hoàn thành kế hoạch đề ra, tập đoàn công nghệ này sẽ tiếp tục phá kỷ lục của năm trước.

Kết thúc quý 1/2024, FPT ghi nhận doanh thu đạt 14.093 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 2.534 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ đạt 1.798 tỷ đồng, tăng trưởng 20,4%, EPS đạt 1.416 đồng/cổ phiếu, tăng trưởng 19,7% so với năm trước.

Mới đây, FPT vừa có thêm một bước tiến lớn khi bắt tay với "gã khổng lồ" NVIDIA xây nhà máy trí tuệ nhân tạo. Theo thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện nhằm thúc đẩy nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), hai bên dự kiến xây dựng nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory), đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và trở thành đối tác phát triển dịch vụ trong mạng lưới đối tác của NVIDIA.

Ở một diễn biến khác, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa công bố danh sách bán vốn đợt 2/2024 trong đó có Tập đoàn FPT. Theo kế hoạch, SCIC dự kiến sẽ thoái toàn bộ 5,8% vốn tại FPT. Tạm tính theo thị giá hiện tại, giá trị khoản đầu tư này của SCIC vào khoảng gần 10 nghìn tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-05-20-luc-173310-3643.png
Diễn biến cổ phiếu FPT trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, sau khi đạt đỉnh lịch sử tại mức giá 135.400 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 16/5, thị giá cổ phiếu FPT đã điều chỉnh nhẹ xuống 133.000 đồng/cổ phiếu, tăng gần 40% so với đầu năm. Vốn hóa thị trường tương ứng gần 169 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...