Lọc hóa dầu Bình Sơn báo lãi quý 3 tăng trưởng 611%

Trong quý 3/2023, Lọc hóa dầu Bình Sơn ghi nhận 37.756 tỷ đồng doanh thu, giảm nhẹ 5% và lợi nhuận sau thuế ở mức 3.235 tỷ đồng, tăng 611% so với quý cùng kỳ...

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)
Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) đã công bố báo cáo tài chính quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023.

Trong quý 3, doanh nghiệp đạt gần 37.756 tỷ đồng doanh, giảm 5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn giảm tới 13%, ghi nhận gần 34 ngàn tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp tăng gấp 5,8 lần.

Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng lên 420 tỷ đồng, tăng 22%. Theo đó, lợi nhuận sau thuế lãi hơn 3.235 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 455 tỷ đồng.

Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, trong quý này giá dầu thô trong tháng 7 đã tăng từ khoảng 80 USD/thùng lên 94 USD/thùng trong tháng 9.

Trong khi đó, quý cùng kỳ giảm từ 112.7 USD/thùng xuống còn 89.87 USD/thùng trong cùng giai đoạn. Với thuận lợi từ giá dầu thô tăng và khoảng cách giá tốt đã làm cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh quý 3/2023 thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, Lọc hóa dầu Bình Sơn ghi nhận doanh thu đạt 105.490 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 6.939 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 6.186 tỷ đồng, giảm lần lượt 49% và 52% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2023, Lọc hóa dầu Bình Sơn nhận định việc giảm mục tiêu lãi là điều tất yếu vì năm 2022 đã đạt kết quả kỷ lục, trong khi năm nay được đánh giá sẽ có nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp cũng có kế hoạch chuyển sàn niêm yết sang HOSE, tuy nhiên vẫn đang chờ hướng dẫn cụ thể từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khi gặp phải các vấn đề liên quan đến các khoản nợ quá hạn của công ty con.

Tại thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của Lọc hóa dầu Bình Sơn đang dừng ở mức 88.917 tỷ đồng, giảm nhẹ tăng 10.000 tỷ đồng so với số đầu năm. Lượng hàng tồn kho ở mức 18.119 tỷ đồng, tăng 10,7% so với số đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn là 15.810 tỷ đồng, trong đó khoản phải thu với PVN là lớn nhất.

Ảnh chụp màn hình 2023-11-01 182108.png
Cổ phiếu BSR trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/11 cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn đang giao dịch ở mức 18.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa thị trường ước đạt khoảng 55.808 tỷ đồng.

Xem thêm

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...