Lọc hóa dầu Bình Sơn sắp chi hơn 2.000 tỷ đồng trả cổ tức

Lọc hóa dầu Bình Sơn vừa có thông báo về việc thực hiện trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu BSR sẽ nhận được 700 đồng.
Lọc hóa dầu Bình Sơn sắp chi hơn 2.000 tỷ đồng trả cổ tức

Theo thông tin công bố, Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán: BSR) sẽ chốt danh sách trả cổ tức 2022 vào ngày 23/8. Như vậy, với hơn 3,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, BSR dự kiến sẽ chi gần 2.200 tỷ đồng cho đợt trả cổ tức lần này. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) - công ty mẹ với hơn 92% cổ phần tại BSR sẽ thu về khoảng 1.996 tỷ đồng. Thời gian thanh toán dự kiến vào ngày 27/9.

Bên cạnh việc chi trả cổ tức, Lọc hoá Dầu Bình Sơn cũng cho biết sẽ tiếp tục thực hiện kế hoạch niêm yết trên sàn HOSE trong năm nay, công ty hiện đã đáp ứng được 8/9 điều kiện để niêm yết cổ phiếu lên HOSE và kỳ vọng cổ phiếu BSR sẽ được chấp thuận niêm yết vào đầu quý 3/2023.

Về kết quả kinh doanh ba tháng đầu năm 2023, BSR ghi nhận doanh thuần đạt 34.066 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn và chi phí, BSR lãi ròng 1.621 tỷ đồng, giảm 30% so quý 1 năm ngoái. Năm 2023, công ty đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 1.628 tỷ đồng, như vậy chỉ sau quý đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện được 99,6% mục tiêu lợi nhuận của cả năm.  

Tại cuối thời điểm quý 1/2023, quy mô tổng tài sản của doanh nghiệp ở mức 72.321 tỷ đồng, thu hẹp 8% so với đầu năm. Khoản mục lớn nhất là tiền và tiền gửi ngắn hạn với 28.564 tỷ đồng (chiếm 39% tổng tài sản).

Công ty cũng nhanh chóng đẩy mạnh xử lý hàng tồn kho khi đưa giá trị hàng tồn về 10.829 tỷ đồng, giảm gần 36% so với đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng cũng giảm 21% về còn 12.690 tỷ đồng.

Cơ cấu nợ ở mức 19.510 tỷ đồng, giảm 29% so với đầu năm; trong đó dư nợ vay tài chính toàn bộ là vay ngắn hạn với giá trị gần 5.656 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã trả hơn 28.275 tỷ đồng nợ gốc vay và đi vay lại hơn 24.986 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu đạt trên 52.800 tỷ đồng tại thời điểm cuối kỳ báo cáo, gồm 5.597 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 16.282 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của công ty là 0,37 lần.

Nhìn lại năm 2022, BSR cũng đã có một năm hoạt động đầy ấn tượng với ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 14.669 tỷ đồng, tăng 119,46% so với năm trước đó và vượt hơn 10 lần so với kế hoạch.

Lọc hóa dầu bình sơn
Cổ phiếu BSR đã tăng hơn 32% so với đầu năm, cao nhất trong vòng 7 tháng kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.

Trên thị trường, cổ phiếu BSR đã tăng hơn 32% so với đầu năm lên mức 17.500 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng 7 tháng kể từ đầu tháng 11 năm ngoái.

Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tiền thân là Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, thành lập ngày 9/5/2008. Công ty được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index chốt sổ: DIG bị loại, VPI lọt rổ

FTSE Vietnam 30 Index vừa hoàn tất kỳ đánh giá quý 1/2025, loại bỏ DIG và bổ sung VPI vào danh mục của Fubon ETF. Sự thay đổi này phản ánh chiến lược điều chỉnh của các quỹ ETF ngoại, ảnh hưởng đến dòng vốn và xu hướng thị trường...

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Ủy ban Chứng khoán “tuýt còi” chứng khoán Everest

Chứng khoán Everest bị xử phạt hơn 177 triệu đồng do vi phạm trong lưu trữ hồ sơ và báo cáo tài chính, trong khi kết quả kinh doanh năm 2024 sụt giảm mạnh. Cổ phiếu EVS lao dốc, công ty lên kế hoạch tái cấu trúc nhưng tương lai vẫn bất định...

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

Xu hướng tăng giá ngắn hạn của VN-Index sẽ tiếp tục được củng cố

VN-Index mở đầu tuần tích cực, tăng 8,44 điểm lên 1.330,32 điểm nhờ nhóm vốn hóa lớn và ngân hàng, dù thị trường phân hóa với nhiều mã bất động sản giảm. Xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì đà tăng, với kỳ vọng kiểm định các mốc kháng cự 1.340 - 1.350 điểm, trong khi phái sinh kỳ vọng vượt 1.395 điểm...

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt ngưỡng kháng cự quan trọng

VN-Index đối mặt áp lực bán mạnh sau chuỗi tăng dài, kiểm định vùng kháng cự quan trọng. Thị trường phân hóa, một số nhóm cổ phiếu hấp dẫn trở lại, nhà đầu tư cần chọn lọc kỹ lưỡng...

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

“Binh pháp” thoát vây, vượt bão của các ông lớn ngành thép năm 2025

Các doanh nghiệp thép lớn Việt Nam bước vào năm 2025 với tâm thế phòng thủ, đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng trước áp lực cạnh tranh và thị trường bấp bênh. Dù kỳ vọng phục hồi, nhưng rào cản thương mại, giá nguyên liệu biến động và nhu cầu suy yếu vẫn là thách thức lớn cho toàn ngành...