Cụ thể, ngân hàng ước tính lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý I đạt 11.000 tỷ đồng, tăng 175% so với năm trước và bằng 44,5% so với dự báo cả năm của VCSC là 20.200 tỷ đồng.
VPBank đã đã ký kết hợp đồng bancassurance độc quyền với AIA từ năm 2017 với thời hạn 15 năm để cung cấp cho khách hàng các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm nhân thọ do AIA cung cấp.
Vào tháng 3, mối quan hệ hợp tác sẽ được gia hạn thêm 4 năm với thời hạn của thương vụ độc quyền tăng từ 15 năm lên 19 năm.
"Qua trao đổi của chúng tôi với VPB, khoản phí ứng trước từ giao dịch bancasurrance với AIA khoảng 5.000 tỷ đồng sẽ được ghi nhận toàn bộ trong quý 1/2022 thay vì phân bổ trong 5 năm", báo cáo viết.
Nếu loại trừ thu nhập bất thường từ phí ứng trước banca, lợi nhuận trước thuế quý I của ngân hàng đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, cao hơn mức dự báo trước đó của VCSC là 4.800 tỷ đồng.
Các chuyên gia của VCSC cho rằng việc ghi nhận phí ứng trước trong một lần sẽ có tác động tích cực đến tâm lý thị trường với cổ phiếu VPB.
Ngoài ra, ngân hàng vẫn kỳ vọng đợt phát hành riêng lẻ bán 15% vốn cho đối tác chiến lược sẽ được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2022 trong bối cảnh có một số tin đồn về việc trì hoãn quá trình thực hiện.
VPBank đã điều chỉnh tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 15% lên 17,5% vốn điều lệ để chuẩn bị chào bán cho đối tác chiến lược nước ngoài.
Trước đó, theo nhận định của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng việc phát hành riêng lẻ của VPBank dự kiến hoàn thành trong nửa đầu năm 2022, có thể mang về cho ngân hàng mẹ khoảng 28.500 tỷ đồng.
Ngân hàng dự kiến sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 vào ngày 29/4, đã chốt danh sách cổ đông tham dự vào ngày 29/3. Cuộc họp nhằm thông qua các báo cáo về hoạt động kinh doanh năm 2021 và định hướng năm 2022; kế hoạch kinh doanh năm 2022 và các nội dung khác trong thẩm quyền đại hội đồng cổ đông.