"Luật hoá" đầu tư PPP: Kiến nghị giải pháp (Bài cuối)

Thông qua những hạn chế đã phân tích, có lẽ, điều dự thảo Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) sẽ cần bổ sung nhiều điểm để hoàn thiện hơn…
"Luật hoá" đầu tư PPP: Kiến nghị giải pháp (Bài cuối)

Chỉ áp dụng chỉ định thầu với những dự án an ninh quốc gia, bí mật nhà nước

Trong Thông báo số 222/TB-TTCP ban hành ngày 01/9/2017 về kết quả thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, BOT trong lĩnh vực giao thông, môi trường tại Bộ GTVT, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra năm vấn đề khuyết điểm, vi phạm, trong đó hầu hết đều liên quan đến thủ tục lựa chọn nhà đầu tư.

Trong đó, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra khuyến điểm sai phạm thứ nhất như sau: “Chưa thực hiện đúng quy định về việc xây dựng và công bố danh mục dự án đầu tư; việc công bố sau khi phê duyệt dự án, không đúng thời điểm tháng một hàng năm là thiếu chặt chẽ và ảnh hưởng không tốt đến kết quả lựa chọn nhà đầu tư”.

Việc công bố danh mục dự án trước đây được Nghị định số 108/2009/NĐ-CP quy định tại Điều 10, nhưng Bộ GTVT đã không thực hiện theo đúng quy định này. Do đó, chủ trương đầu tư, các dự án kêu gọi đầu tư được công bố chưa toàn diện, rộng rãi, kịp thời đến các nhà đầu tư và các thành phần kinh tế đã làm hạn chế số lượng nhà đầu tư tiềm năng tham gia, hoặc nhà đầu tư bị hạn chế thông tin và thời gian cần thiết cho việc tiếp cận, nghiên cứu các dự án để quyết định việc tham gia đầu tư.

Từ đó, có tới hơn 70 dự án BOT, BT giao thông không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia, trong đó có cả nhà đầu tư được lựa chọn chưa đảm bảo năng lực. Khi áp dụng phương thức chỉ định thầu, nhà nước đã không còn sự lựa chọn nào khác buộc phải lựa chọn nhà đầu tư chưa đủ năng lực dẫn đến việc đàm phán, kí kết nội dung hợp đồng, giám sát quản lý hợp đồng, quản lý vốn đầu tư phức tạp, nhiều bất cập sai sót làm hạn chế hiệu quả thực hiện dự án.

Gần đây có một dự án thực hiện chỉ định thầu đã gây tranh cãi trong dư luận đó là dự án BOT Cai Lậy, với lý do là dự án cấp bách, nên trên cơ sở đề nghị của Bộ GTVT thì Chính phủ đã cho phép thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Trong khi quy định về điều kiện áp dụng phương thức chỉ định thầu được quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP hướng dẫn về lựa chọn nhà thầu không có yếu tố này. Như vậy, việc đánh giá dự án cấp bách không thoả mãn điều kiện để được áp dụng phương thức chỉ định thầu.

Việc không thực hiện đúng quy định về lựa chọn nhà đầu tư, dẫn đến không lọc được nhà đầu tư yếu kém ra khỏi danh sách các nhà đầu tư được lựa chọn để thực hiện dự án PPP. Khi dự án được thực hiện bằng nhà đầu tư yếu kém, hiệu quả thực hiện dự án sẽ giảm đi rất nhiều, hoặc khó có thể thực hiện được. Đơn cử như dự án đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, liên danh sáu nhà đầu tư góp vốn đã rút khỏi dự án vì lý do không thu xếp được vốn, làm cho dự án có nguy cơ bị tạm dừng. Vậy nên cần thận trọng với việc chỉ định thầu đối với các dự án.

Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa bàn TP. Hải Phòng (gần 21 km) và địa bàn tỉnh Thái Bình (9 km). Dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến gần 3460 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách TP. Hải Phòng tham gia dự án là gần 412 tỉ đồng. Mặc dù hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án đã đủ 6 yếu tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 15/2015/NĐ-CP.

Tuy nhiên, dự án do vẫn chưa có chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công, nên rơi vào tình trạng “quyết định đầu tư dự án khi chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư”, là hành vi bị cấm quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Đầu tư công.

Thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều nhà đầu tư, nhà thầu được chỉ định có nguồn lực hạn chế, dẫn đến những vi phạm trong quá trình thực hiện, vận hành và khai thác công trình, gây thất thoát và giảm hiệu quả đầu tư.

Để giải quyết những bất cập trên, theo Ths. Lê Nhật Bảo: Dự thảo Luật đề xuất quy định việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu chỉ được áp dụng đối với dự án có mục tiêu trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật nhà nước; hoặc phải thực hiện ngay để bảo đảm tính liên tục trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công. Điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với từng trường hợp được quy định rất chặt chẽ (Điều 32 Dự thảo Luật).

Vấn đề còn lại đó là các tiêu chí nào để lựa chọn nhà đầu tư, yêu cầu thực hiện dự án, có thể trong tương lai sau khi Luật mới này có hiệu lực thì Chính phủ, các Bộ sẽ tiếp tục ban hành các văn bản quy định chi tiết.

Tuy nhiên, Thạc sỹ Lê Nhật Bảo cho rằng: Luật cần xác lập các nguyên tắc làm kim chỉ nam trong việc xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu cuối cùng là phải đảm bảo chắc chắn đủ khả năng để thực hiện dự án, chẳng hạn nghiên cứu quy định mức vốn chủ sở hữu phù hợp với tính chất, đặc điểm của từng nhóm dự án.

Xem thêm

"Luật hoá" đầu tư PPP: Cần quan tâm vấn đề gì?

"Luật hoá" đầu tư PPP: Cần quan tâm vấn đề gì?

Nhiều chuyên gia nhận định, việc ban hành một đạo luật riêng để bảo đảm tính đặc thù của đầu tư PPP, tránh tình trạng “vay mượn” quy định của các pháp luật khác trong quá trình áp dụng là cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...