Metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo: Đề xuất tăng 16.000 tỷ đồng, kéo dài thêm 14 năm

Dự án đường sắt đô thị Metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo được điều chỉnh nâng mức đầu tư tăng thêm hơn 16.000 tỷ đồng, thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn 2009 - 2034, thời gian hoàn thành xây dựng năm 2029, thời gian đào tạo vận hành bảo dưỡng 5 năm.
Metro Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo: Đề xuất tăng 16.000 tỷ đồng, kéo dài thêm 14 năm

Ban quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa trình UBND TP. Hà Nội, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) xem xét điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Hà Nội Metro đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo.

Theo đó, MRB đề xuất điều chỉnh đoạn tuyến đi ngầm thành 8,9 km và đoạn tuyến trên cao thành 2,6 km. Nguyên nhân do thay đổi phương án dọc tuyến, đoạn chuyển tiếp từ phần cầu cạn sang phần hầm ngầm, đồng thời thay đổi phạm vi giữa 2 phần trên cao và ngầm.

Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án được điều chỉnh là 92,04 ha thay vì 49,06 ha theo quyết định ban đầu do xác định lại hành lang bảo vệ tuyến cho đoạn đi cao và ranh giới tuyến đoạn đi ngầm trên cơ sở quy hoạch tổng mặt bằng tuyến và ga đã được UBND thành phố phê duyệt

Trên cơ sở điều chỉnh quy mô đầu tư, tổng mức đầu tư dự án Metro này được đề xuất điều chỉnh tăng lên 35.679 tỷ đồng, tăng 16.124 tỷ đồng so với quyết định được phê duyệt.

Trong đó, thay đổi về quy mô đầu tư, làm tổng mức đầu tư tăng 3.807 tỷ đồng (khoảng 19%); thay đổi tỷ giá quy đổi, làm tổng mức đầu tư tăng 11 tỷ đồng (khoảng 0,1%); các nguyên nhân về giá làm tổng mức đầu tư tăng 5.769 tỷ đồng (khoảng 29,5%); thay đổi chế độ chính sách và các quy định của nhà nước liên quan đến việc xác định và quản lý chi phí đầu tư tăng 6.536 tỷ đồng (khoảng 33,2%).

Lý giải việc phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, theo MRB, dự án được nghiên cứu lập tại giai đoạn năm 2007 - 2008, khi đó ở Việt Nam chưa có đầy đủ các định mức, đơn giá áp dụng cho loại công trình đường sắt đô thị.

Bên cạnh đó, MRB cũng kiến nghị thời gian hoàn thành dự án trong giai đoạn 2009 - 2034, thời gian hoàn thành xây dựng năm 2029, thời gian đào tạo vận hành bảo dưỡng 5 năm. Như vậy so với mốc tiến độ ban đầu đặt ra là hoàn thành vào năm 2015, dự án đã xin lùi thời gian hoàn thành thêm 14 năm.

MRB cho rằng, hợp đồng dịch vụ tư vấn chung cho dự án Metro này đã được ký vào tháng 3.2011 theo đúng tiến độ triển khai được phê duyệt. Tuy nhiên, do quá trình xem xét, thẩm tra, thẩm định điều chỉnh dự án kéo dài từ năm 2012 đến nay chưa kết thúc nên chưa triển khai các gói thầu thi công xây lắp và thiết bị của dự án. Vì vậy, cần phải điều chỉnh tiến độ, thời gian thực hiện của dự án cho phù hợp với thực tế.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...