Mỗi tuần một cổ phiếu: SCS triển vọng tăng trưởng vững chắc

Với lợi thế độc quyền khai thác mảng ga hàng hóa, cho thuê kho, vận chuyển hàng hóa tại Sân bay Tân Sơn Nhất trong khi cổ phiếu đang được định giá là rẻ, Azfin Việt Nam đánh giá cổ phiếu SCS khả quan.
Mỗi tuần một cổ phiếu: SCS triển vọng tăng trưởng vững chắc

Cổ phiếu SCS của CTCP Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (SCSC) chính thức niêm yết vào tháng 8/2018 với giá tham chiếu 174.105 đồng/cp, đạt mức vốn hóa 8.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm giao dịch thị giá của SCS chỉ còn quanh 120.000 đồng/cp cùng với một số vấn đề của doanh nghiệp khiến nhà đầu tư thất vọng.

Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh của SCSC có nhiều lợi thế, một trong số đó gần như là độc quyền khai thác mảng ga hàng hóa, cho thuê kho, vận chuyển hàng hóa tại Sân bay Tân Sơn Nhất nên tiềm năng của doanh nghiệp vẫn được đánh giá cao.

Kết quả kinh doanh 6 tháng không quá bi quan

Theo đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 328 tỷ đồng, giảm 9,4% so với cùng kỳ. Sản lượng hàng hóa phục vụ trong 6 tháng đầu năm đạt 97.000 tấn, giảm 9,1% chủ yếu đến từ sự sụt giảm sản lượng quý II/2020 với mức âm 24% so với cùng kỳ do tác động của dịch Covid -19 và lệnh hạn chế các chuyến bay áp dụng từ cuối tháng 3/2020.

Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của SCSC đạt 221 tỷ đồng, giảm 9,8% so với cùng kỳ. Mặc dù đặc điểm chi phí cố định chiếm tỷ trọng cao (khấu hao, dịch vụ mua ngoài) đặt áp lực lên lợi nhuận của doanh nghiệp, các biện pháp cắt giảm chi phí nhân công từ quý II cũng như doanh thu tài chính tăng mạnh đã giúp giữ biên lợi nhuận thuần tương đối ổn định so với cùng kỳ.

Mặc dù lợi nhuận sau thuế chỉ giảm khoảng gần 10%, nhưng giá cổ phiếu đang bị phản ánh quá đà với giá cổ phiếu giảm từ mức 152.000 đồng/cp về quang vùng giá 120.000 đồng/cp như hiện tại, tương đương mức giảm hơn 20%.

Triển vọng FTA và FDI giúp cho SCSC đón nhận nhiều cơ hội hơn

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong tháng 8, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 26,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với tháng trước, chủ yếu do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm Note 20. Nhập khẩu hàng hóa ước khoảng 23 tỷ USD, tăng 4,1%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính hơn 174 tỷ USD, tăng 1,6%. Đây là kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện Covid-19 khiến đứt gãy chuỗi cung ứng. Xuất siêu gần 12 tỷ USD trong 8 tháng, là kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Hai năm 2018 và 2019, Việt Nam chỉ xuất siêu 2,8 tỷ và 3,4 tỷ USD.

Dòng vốn FDI tăng trưởng đều đặn và các FTA có hiệu lực giúp cho lượng hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam ngày càng lớn.

Động lực tăng trưởng còn lớn

Trong vòng 12 tháng tới, SCCS có nhiều tiềm năng tăng trưởng như:

Tháng 6/2020, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sẽ được tiến hành xây dựng nhà ga T3, cải tạo nhà ga T1 và T2; sửa chữa, nâng cấp các đường băng, sân đỗ, bãi để xe. Sân bay Tân Sơn Nhất đang có nhà ga T1 (ga quốc nội) và T2 (ga quốc tế), với tổng công suất phục vụ 28 triệu lượt hành khách/năm. Tuy nhiên, năm 2018, sân bay Tân Sơn Nhất đã phải đón 38,4 triệu lượt hành khách. Năm 2019, con số này là 40,6 triệu lượt. Dự kiến sau khi có T3, tổng công suất lên đến 50 triệu lượt khách.

SCS hiện có thị phần đứng thứ 2 về cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất với thị phần 30-35%, đang hoạt động ở mức 160.000 tấn/năm (tổng công suất 200.000 tấn/năm, có thể nâng lên 350.000 tấn/năm trong thời gian tới nhờ quỹ đất còn trống lớn). SCSC hoàn toàn có tiềm năng vượt trội so với đối thủ để xử lý lượng hàng hóa tăng thêm trong những năm tới.

Mô hình kinh doanh vượt trội

Không tốn tiền chi cho tài sản cố định. Với 800 tỷ tài sản cố định nguyên giá (trong đó có đến 400 tỷ là nhà cửa), giai đoạn từ 2014 đến 2019, Doanh thu của SCS tăng hơn 1,5 lần; trong khi lợi nhuận tăng gấp đôi. Ngoài ra, không tốn chi phí cho hàng tồn kho, khoản phải thu thấp.

Định giá cổ phiếu rẻ

Cổ phiếu SCS đang được giao dịch tại PE trailing chỉ 12 lần, suất cổ tức hàng năm khoảng 8k, tương đương 6,8% là khá hấp dẫn. Khuyến nghị mua với giá mục tiêu 142.000 đồng/cp  (tăng 22%), PE forward ở mức 15 lần trong 12 tháng tới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...