Điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đến năm 2050 có 4 đường băng, 4 nhà ga

Đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài có thể đạt công suất 63 triệu khách/năm và 2 triệu tấn hàng hóa/năm. Con số này sẽ tăng lên 100 triệu khách và 5 triệu tấn hàng hóa vào năm 2050.
Điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đến năm 2050 có 4 đường băng, 4 nhà ga

Cục Hàng không Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Giao thông Vận tải về việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Nội Bài giai đoạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài sẽ được quy hoạch là sân bay dùng chung dân dụng - quân sự, đạt cấp 4F theo quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), có thể khai thác các loại máy bay lớn nhất thế giới hiện nay.

Theo đó, cảng hàng không quốc tế Nội Bài được quy hoạch là sân bay dùng chung dân dụng - quân sự, đạt cấp 4F theo quy định của ICAO, có thể khai thác các loại tàu bay lớn nhất như B777-X, B747-8, B777-300ER và A380.

Giai đoạn đến năm 2030, Nội Bài sẽ có 3 đường cất - hạ cánh, trong đó giữ nguyên 2 đường cất - hạ cánh hiện hữu ở phía Bắc và xây mới 1 đường ở phía Nam, cách đường cất - hạ cánh 1B hiện hữu là 2.200m.

Trong giai đoạn này, Nội Bài sẽ có 3 nhà ga hành khách, trong đó nhà ga T2 hiện hữu sẽ tiếp tục được mở rộng để đạt công suất chung giữa T1+T2 là 30-40 triệu khách/năm. Nhà ga T3 được xây mới ở phía Nam đạt công suất khoảng 30 triệu khách/năm.

Giai đoạn đến năm 2050, dự báo công suất của sân bay Nội Bài đạt 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Vì vậy, sân bay được quy hoạch thêm đường băng thứ 4 ở phía nam, thêm một nhà ga T4 công suất 25 triệu khách tại nhà ga T1 hiện hữu; xây mới nhà ga T5 đạt công suất khoảng 25 triệu hành khách mỗi năm khi có nhu cầu.

Về quy hoạch sử dụng đất, nguyên tắc được tư vấn tuân thủ chặt chẽ là đảm bảo hạn chế mở rộng và điều chỉnh phạm vi quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội (diện tích khoảng 2.230ha); đảm bảo đủ quỹ đất cho quốc phòng.

“Với Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, quan trọng nhất là việc ảnh hưởng đến khu dân cư như thế nào, thu hồi đất ra sao. Những phương án đòi hỏi phải thu hồi đất rất lớn hoặc ảnh hưởng quá nhiều đến đất quốc phòng sẽ không phải là phương án lựa chọn”, đại diện ADPi khẳng định.

Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, từ năm 2015 đến nay, sản lượng hành khách, hàng hóa và tàu bay cất hạ cánh thông qua Nội Bài tăng rất nhanh, trung bình trên 10%/năm, gây áp lực rất lớn lên hạ tầng cảng. 

Công suất thiết kế hiện tại chỉ là 25 triệu khách/năm (nhà ga T1 + sảnh E là 15 triệu khách, nhà ga quốc tế T2 10 triệu khách), tuy nhiên, năm 2018, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã đón gần 26 triệu lượt khách, năm 2019 đón khoảng 29 triệu lượt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...