Một công ty khoáng sản phát hành thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu

Theo kế hoạch, cuối tháng 7/2023, Khoáng sản Núi Pháo sẽ phải đáo hạn 6 lô trái phiếu với tổng giá trị 700 tỷ đồng. Nhưng, ngay đầu tháng, doanh nghiệp này đã huy động mới thêm 1.000 tỷ đồng trái phiếu có kỳ hạn đến 2028…
khoáng sản núi pháo
Khoáng sản Núi Pháo có đang dùng “trái phiếu để đáo hạn trái phiếu”

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa thông tin về kết quả chào bán hai lô trái phiếu với tổng giá trị lên đến 1.000 tỷ đồng của Công ty TNHH Khai thác Khoáng sản Núi Pháo (Khoáng sản Núi Pháo).

Hai lô trái phiếu này có mã lần lượt là NPMCB2328005 và NPMCB2328006 trị giá mỗi đợt phát hành là 500 tỷ đồng. Hai lô trái phiếu này cùng được phát hành và hoàn tất trong ngày 5/7, đều có kỳ hạn 60 tháng và sẽ cùng đáo hạn vào 5/7/2028.

Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, đây là loại hình trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có tài sản đảm bảo.

Tài sản đảm bảo cho cả hai lô trái phiếu này là khoảng 174 triệu cổ phần phổ thông tại MHT do MH sở hữu (cổ phần MSR). Số lượng cổ phần MSR thế chấp có thể thay đổi theo quyết định của người được ủy quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết này phù hợp với diễn biến thị trường tại thời điểm thế chấp và sẽ được xác định tại các Hợp Đồng Bảo Đảm và Hợp Đồng Quản Lý Tài Sản Bảo Đảm có liên quan.

Về lãi suất, đối với 2 kỳ tính lãi đầu tiên kể từ ngày phát hành, lãi suất cố định bằng 9%/năm và đối với mỗi kỳ tính lãi sau 2 kỳ này cho đến ngày đáo hạn bằng lãi suất thả nổi bằng tổng của 4,1%/năm cộng lãi suất tham chiếu.

Tổ chức đăng ký, lưu ký và tổ chức liên quan được đề cập đến cho thương vụ này là Công ty cổ phần chứng khoán Kỹ thương.

Đây là hai lô trái phiếu đầu tiên được Khoáng sản Núi Pháo phát hành trong tháng 7/2023, với bối cảnh doanh nghiệp này sẽ phải tiến hành đáo hạn 6 lô trái phiếu vào cuối cùng tháng có tổng trị giá 700 tỷ đồng.

Về các lô trái phiếu sẽ đáo hạn này có mã NPMCB2023024, NPMCB2023025, NPMCB2023026, NPMCB2023027, NPMCB2023028, NPMCB2023029. Đây là các lô trái phiếu được phát hành vào 30/7/2020 và sẽ đến ngày đáo hạn vào 30/7/2023 sắp tới.

Trong đó, có 2 lô mã NPMCB2023024 và NPMCB2023025 cùng giá trị phát hành 160 tỷ đồng và 4 lô còn lại NPMCB2023026, NPMCB2023027, NPMCB2023028, NPMCB2023029 cùng giá trị phát hành là 95 tỷ đồng.

khoáng sản núi pháo
Đến hạn đáo hạn 700 tỷ đồng, Khoáng sản Núi Pháo phát hành thêm 1.000 tỷ đồng

Sự “trùng hợp” về mặt thời gian khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu Khoáng sản Núi Pháo có đang “dùng trái phiếu mới để đáo hạn trái phiếu cũ”.

Ngoài 8 lô trái phiếu kể trên, thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Khoáng sản Núi Pháo còn đang có trách nhiệm với 7 lô trái phiếu khác đang lưu hành bao gồm: mã NPM11805 trị giá 500 tỷ đồng; mã NPM11911, trị giá 500 tỷ đồng, mã NPMCH2227001, trị giá 500 tỷ đồng; mã NPMCB2227002, trị giá 290 tỷ đồng; mã NPMCB2227003, trị giá 210 tỷ đồng; mã NPMCB2328001, giá trị 640 tỷ đồng, mã NPMCB2328002, trị giá 720 tỷ đồng; mã NPMCB2328003, trị giá 630 tỷ đồng; mã NPMCB2328004, trị giá 610 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Khoáng sản Núi Pháo có địa chỉ tại xóm Suốt Cát, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đây là công ty con do Masan High-Tech Materials sở hữu 100%. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Thiều Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Đáng chú ý, trong khi công ty này phát hành cả nghìn tỷ đồng trái phiếu nhưng vốn điều lệ của công ty chỉ vào khoảng 10,7 nghìn tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2022 chỉ khoảng 38 nghìn tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh, năm 2022 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 15,5 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là khoảng 33 tỷ đồng. Lợi nhuận kế toán trước thuế là 107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 213 tỷ đồng.

Xem thêm

Danh tính ai đừng đằng sau Núi Pháo?

Danh tính ai đừng đằng sau Núi Pháo?

Cùng nhìn lại những cá nhân, tổ chức đứng đằng sau “siêu dự án” Núi Pháo. Năm 2010, quỹ đầu tư Dragon Capital ngậm ngùi rời khỏi dự án Núi Pháo một cách khá chóng vánh trong khi chỉ mới một năm t

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...