Một doanh nghiệp lớn bị mạo danh lừa đảo tuyển dụng

Tập đoàn FPT và các Công ty thành viên (CTTV) đang bị các đối tượng mạo danh để lừa đảo tuyển dụng, chiếm đoạt tài sản của các ứng viên với nhiều hình thức...

Đại diện tập đoàn khẳng định: không thu tiền của bất kỳ ứng ứng viên nào khi ứng tuyển làm việc tại đây và khuyến cáo mọi người tìm hiểu kỹ quy trình tuyển dụng của FPT để tránh trường hợp bị lừa đảo.

Doanh nghiệp lớn bị mạo danh lừa đảo tuyển dụng
Hình ảnh trang thông tin lừa đảo tuyển dụng

Trao đổi về vấn đề này, ông Chu Quang Huy - Giám đốc Nhân sự - Tập đoàn FPT cho biết: “Từ cuối năm 2022, chúng tôi đã nhận được thông tin các đối tượng lừa đảo mạo danh FPT đăng thông báo tuyển dụng lên các kênh thông tin đại chúng, sau đó thu tiền của ứng viên và chiếm đoạt khoản tiền này. Tập đoàn FPT đã đăng thông tin cảnh báo lên website FPT và các trang mạng xã hội của tập đoàn. Đến đầu tháng 4, các đối tượng lừa đảo tiếp tục sử dụng hình ảnh Tập đoàn FPT gồm để đăng thông tin tuyển dụng. Qua đó, các đối tượng lợi dụng lòng tin của các ứng viên đối với FPT để có các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.

Theo ông Huy, những hình thức lừa đảo của các đối tượng này vô cùng tinh vi như: Hẹn gặp ứng viên ngay tại chân tòa nhà FPT Tower sau giờ hành chính để phỏng vấn; Nhắn tin tư vấn các vị trí FPT đang tuyển dụng trên các website việc làm để mời ứng viên ứng tuyển; Gửi các đường dẫn (link_, hướng dẫn ứng viên đăng nhập rồi nạp tiền làm nhiệm vụ... Thậm chí, có những đối tượng còn sử dụng hình ảnh giám đốc nhân sự tập đoàn và lãnh đạo các công ty thành viên FPT để tăng thêm lòng tin cho các ứng viên tham gia phỏng vấn, đóng tiền trước khi đi làm…

Theo đại diện pháp lý của Tập đoàn FPT, đối tượng mạo danh FPT đã vi phạm quy định về sử dụng mạng xã hội, trang thông tin điện tử. Căn cứ theo điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP đây là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Trường hợp thỏa cấu thành tội phạm của tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017), đối tượng chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Đại diện FPT cho biết, ứng viên không may bị lừa đảo, có thể liên hệ tới các cơ quan sau: Đường dây nóng 113 và trang Facebook Công an thành phố Hà Nội; Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053; Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam; Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 069.318.7200.

Tình trạng giả nhân viên tuyển dụng doanh nghiệp để lừa đảo đang ngày càng phổ biến, với mục tiêu chiếm đoạt chỉ mail, tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân…

Trước đó, Tập đoàn VNPT cũng bị nhiều trang thông tin/cá nhân/tổ chức mạo danh Tuyển dụng VNPT gửi thông tin tuyển dụng tới ứng viên. Để ứng viên không bị nhầm lẫn và bị các đối tượng xấu lừa đảo, VNPT đã ghim các kênh thông tin tuyển dụng chính thống của Tập đoàn VNPT tại vebsite: https://tuyendung.vnpt.vn/.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bitcoin chinh phục mốc 82.000 USD

Bitcoin chinh phục mốc 82.000 USD

Giá Bitcoin tiếp tục đi lên, mặc dù đà tăng vẫn bị kìm hãm do tâm lý né tránh rủi ro vì lo ngại về thuế quan của Mỹ và tăng trưởng kinh tế chững lại…

Pi duy trì đà giảm hai ngày qua

Pi đối diện nguy cơ giảm về dưới 1 USD

Tình hình thị trường tiền điện tử nói chung đang gặp nhiều biến động, và Pi không phải là ngoại lệ, các yếu tố như tâm lý nhà đầu tư, tin tức tiêu cực và áp lực bán ra có thể tiếp tục đẩy giá Pi xuống thấp hơn…

Bitcoin rớt khỏi mốc 80.000 USD, thị trường tiền số chao đảo

Bitcoin rớt khỏi mốc 80.000 USD, thị trường tiền số chao đảo

Giá Bitcoin đã giảm mạnh trong phiên do xuất hiện tâm lý lo ngại về nguy cơ xảy ra suy thoái kinh tế. Ngay cả việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thành lập kho dự trữ Bitcoin chiến lược và tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiền số tại Nhà Trắng cũng không thể vực dậy sự lạc quan trên thị trường…

Xây dựng pháp lý tiền số: Biện pháp giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển

Xây dựng pháp lý tiền số: Biện pháp giúp Việt Nam thu hẹp khoảng cách với các quốc gia phát triển

Việc xem tiền kỹ thuật số là một loại tài sản sẽ mở ra những cơ chế, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể sở hữu tiền kỹ thuật số, đồng thời dưới góc độ Nhà nước sẽ có cơ sở cho việc quản lý, thu thuế liên quan đến các giao dịch về tiền kỹ thuật số...