Mỹ phẩm là sản phẩm có tỉ lệ làm giả rất cao

Trong những năm gần đây, hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm... là những sản phẩm có tỉ lệ làm giả rất là cao...

Trong khi đó, mạng xã hội rất phát triển và trở thành kênh quảng cáo, bán hàng rất mạnh, các sản phẩm hoá phẩm, mỹ phẩm kém chất lượng cũng vì thế đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.

Đó là những lời cảnh báo được ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đưa ra tại buổi khai trương Phòng trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề: “Nhận diện hoá - mỹ phẩm vi phạm trên thị trường”, diễn ra tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, ngày 6/3.

Ông Linh bày tỏ, bên cạnh việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời những hành vi vi phạm trên thị trường thì việc mở cửa phòng trưng bày "Nhận diện hoá - mỹ phẩm vi phạm trên thị trường" sẽ giúp người tiêu dùng trang bị thêm khả năng nhận biết về sản phẩm để hạn chế một cách thấp nhất những rủi ro trong quá trình mua sắm.

Mỹ phẩm là sản phẩm có tỉ lệ làm giả rất cao
Mỹ phẩm là sản phẩm có tỉ lệ làm giả rất cao

Bên cạnh việc đưa ra lời cảnh báo về việc sản phẩm mỹ phẩm bị làm giả và được mua bán nhanh qua môi trường internet như đã nêu ở trên, ông Linh cũng thông tin thêm: "Trong vài năm trở lại đây, lực lượng Quản lý thị trường cũng đã chuyển cơ quan công an tiếp tục điều tra, khởi tố rất nhiều vụ việc liên quan đến hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm giả với số lượng lớn".

Do đó, lực lượng Quản lý thị trường cũng xác định hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm liên quan đến sức khoẻ của người dân, do vậy đây là mặt hàng trọng điểm trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại của lực lượng quản lý thị trường, nhất là trên môi trường Internet. Đặc biệt, trong năm 2023, ngay từ đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường cũng có những chuyên đề phát hiện, tấn công vào các cơ sở kinh doanh vi phạm liên quan đến việc các mặt hàng hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường cho biết.

Về Phòng trưng bày “Nhận diện hoá – mỹ phẩm vi phạm trên thị trường”, thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, có hơn 500 đơn vị sản phẩm hoá - mỹ phẩm vi phạm được trưng bày nhằm giúp người tiêu dụng tham quan và nhận diện thật - giả.

Liên quan đến mặt hàng hóa phẩm, mỹ phẩm thời gian vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường trong cả nước đã phát hiện, xử lý rất nhiều vụ liên quan đến các sản phẩm hoá phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm vi phạm, hàng lậu, gian lận thương mại.

Điển hình như hồi năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các lực lượng khác đột xuất kiểm tra kho chứa hàng tại phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh.

Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện hàng trăm thùng carton chứa hơn 20 tấn hàng hóa với 76.804 sản phẩm. Trong đó có gần 25.000 sản phẩm là nước hoa các nhãn hiệu nổi tiếng như: Lancome, Versace, Giorgio, Armani, Dior, Victoria's secret, Chanel, Gucci... Số lượng còn lại là kem trang điểm, sữa rửa mặt, kem tẩy da chết, kem trắng da, dầu gội đầu và son của các thương hiệu như Innisfree, Bioderma, Vongee, V7 Dr.Jart...

Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan chứng minh nguồn gốc hợp pháp của lô hàng. Theo chủ cơ sở, kho hàng mới được sử dụng làm nơi chứa trữ hàng hóa từ đầu năm đến nay. Lực lượng chức năng nhận định cơ sở có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, kho hàng có diện tích khoảng 50m2, chủ cơ sở dùng để chứa trữ hàng hóa chủ yếu là các loại mỹ phẩm, nước hoa với các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.

Xem thêm

Bộ Y tế thu hồi 3 loại mỹ phẩm nhập khẩu từ Pháp

Bộ Y tế thu hồi 3 loại mỹ phẩm nhập khẩu từ Pháp

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm được sản xuất tại Pháp do hai công ty chịu trách nhiệm đưa ra thị trường không trung thực về tài liệu giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm