Trong đó sản lượng sản xuất đạm Phú Mỹ ước đạt 785.000 tấn, NPK Phú Mỹ ước đạt 180.000 tấn. Ngoài ra sản lượng UFC 85/Fomaldehyde khoảng 13.000 tấn và 57.750 tấn NH3 xuất bán thương mại.
Về sản lượng kinh doanh, Đạm Phú Mỹ dự kiến tiêu thụ khoảng 780.000 tấn Đạm Phú Mỹ, 180.000 tấn NPK Phú Mỹ, 55.000 tấn Nh3 và khoảng 9.000 tấn UFC 85/Fomaldehyde. Ngoài ra còn tiêu thụ khoảng 189.000 tấn các loại phân bón khác.
Về kế hoạch tài chính, tổng doanh thu năm 2020 ước đạt 9.237 tỷ đồng, tăng 6,8% so với con số 8.645 tỷ đồng đặt ra cho năm 2019. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 512 tỷ đồng. Và lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 433 tỷ đồng, gấp 2,5 lần chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho năm 2019.
Kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Đạm Phú Mỹ xây dựng trên cơ sở công ty đã sắp sửa hết năm 2019. Nếu xét trên con số kinh doanh đã báo cáo 9 tháng đầu năm 2019, thì tổng doanh thu 9 tháng đạt 5.435 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 63% kế hoạch năm.
Do chi phí giá vốn tăng cao, nên lợi nhuận sau thuế đạt 152 tỷ đồng, chỉ bằng 27% lợi nhuận đạt được năm trước đó và mới thực hiện được 89% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Đây là những con số không nằm ngoài dự kiến và bối cảnh khó khăn chung của ngành nông nghiệp và phân bón năm nay.
Bởi liên tục trong vài năm gần đây, giá các loại nông sản chủ lực như cà phê, tiêu, cao su…lao dốc với tốc độ lớn, trong đó hồ tiêu giảm kỷ lục từ đỉnh điểm 230.000 đồng/kg vào năm 2015, hiện giờ chỉ còn khoảng 40.000 đồng/kg, tức giảm gần 6 lần.
Năm 2019 cũng là năm thời tiết rất bất thường với những cơn mưa lớn gây ra lũ lụt lịch sử ở vùng cao nguyên Lâm Đồng, Daklak… trong khi khô hạn kéo dài ở các tỉnh đồng bằng, duyên hải.
Do vậy, sức mua phân bón, vật tư thiết yếu trong canh tác nông nghiệp, bị giảm mạnh cả về lượng sử dụng, chủng loại sử dụng và giá cả.
Với riêng Đạm Phú Mỹ, năm 2019 còn chịu ảnh hưởng bởi đợt dừng máy bảo dưỡng Nhà máy hơn 2 tháng và giá khí đầu vào tăng tỷ lệ thuận theo đà tăng của giá dầu và cao hơn so với cùng kỳ 2018.