Năm 2020: Năm “ảm đảm” của thị trường condotel

Trong 9 tháng đầu năm 2020, thị trường giao dịch condotel gần như đóng băng. Đến quý IV/2020, thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, một số dự án đã bắt đầu giao dịch nhưng lượng giao dịch không đáng kể.
Năm 2020: Năm “ảm đảm” của thị trường condotel

Mới đây, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) đã công Báo cáo tình hình thị trường bất động sản Việt Nam 2020. Trong đó, con đáng chú ý là lượng giao dịch rất hạn chế của loại hình căn hộ du lịch (condotel).

Theo báo cáo của Hội môi giới bất động sản Việt Nam, lượng condotel bán trên thị trường sản phẩm chủ yếu là hàng tồn với hơn 18.000 sản phẩm. Đáng nói, trong 9 tháng đầu năm 2020, thị trường giao dịch condotel gần như đóng băng. Mặc dù đến quý IV/2020, thị trường bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, một số dự án đã bắt đầu giao dịch nhưng lượng giao dịch không đáng kể, cả năm giao dịch khoảng 120 sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch VARs, nguyên nhân của tình trạng trên là do đến từ một số nguyên nhân như ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh Covid-19 khiến hiệu quả kinh doanh ngành du lịch trong nước sụt giảm nghiêm trọng. Thế nên, hầu hết các cơ sở du lịch đều hoạt động cầm chừng hoặc đóng cửa.

Theo nhận định của VARS, trong năm 2020 về chính sách và động thái từ cơ quan chính quyền các địa phương liên quan đến bất động sản du lịch nói chung và loại hình căn hộ du lịch nói riêng vẫn chưa có động thái gì đáng kể. Đặc biệt là các vấn đề về pháp lý. Nhiều dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại các địa phương đang gặp phải những vướng mắc về pháp lý nên chưa thể khởi động đầu tư xây dựng.

VARs cho rằng, chính những hạn chế như trên đã khiến bất động sản du lịch nói chung cũng như condotel nói riêng, vẫn chưa tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào bất động sản du lịch.

Không riêng gì condotel, theo số liệu của VARs đưa ra, loại hình biệt thự nghỉ dưỡng, villas, shophouse năm 2020 có lượng cung đạt gần 15.000 sản phẩm. Tỉ lệ hấp thụ của các loại hình sản phẩm này xấp xỉ chỉ ở mức 8%.

Dấu hiệu tích cực được ghi nhận ở thời điểm cuối năm 2020, thị trường biệt thự nghỉ dưỡng, villas, shophouse bắt đầu có sự sôi động trở lại khi một số chủ đầu tư lớn bắt đầu truyền thông mạnh mẽ và tung sản phẩm ra thị trường.

Từ những tín hiệu hồi phục tốt của thị trường vào cuối năm và tình hình Việt Nam tiếp tục khống chế tốt dịch bệnh, cũng như nhiều chính sách "cởi trói" được thông qua năm 2020 sẽ có hiệu lực trong năm 2021, VARs đã đưa ra một số dự báo tích cực cho loại hình bất động sản du lịch trong năm 2021.

Theo đó, năm 2021 ngành du lịch sẽ phục hồi trở lại một phần, nhờ vào hoạt động kích cầu du lịch nội địa. Sau Đại hội Đảng, Chính phủ khóa mới sẽ quan tâm hơn đến chính sách pháp lý cho BĐS du lịch, sẽ tạo niềm tin tốt hơn cho các nhà đầu tư.

Năm 2021 sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động nhiều dự án bất động sản du lịch có quy mô lớn, đa dạng dịch vụ, chất lượng cao, nhiều đại đô thị du lịch hoành tráng. Tạo động lực thúc đẩy hiệu quả ngành kinh tế du lịch cho Việt Nam, tạo một lực hút mạnh các nhà đầu tư quay trở lại với thị trường BĐS du lịch.

VARs đưa ra dự báo, trong năm 2021 những dự án sẽ hút khách du lịch và được các nhà đầu tư quan tâm như Sonasea Vân đồn, FLC Thanh Hóa và Quy Nhơn, Grand World, NovaWorld, CoCoBay Đà Nẵng...

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Trung tâm thương mại hút khách thuê

Giá thuê trung bình tăng tới 16,2% tại Hà Nội và 15,4% tại TP.HCM, khẳng định sức hút ngày càng lớn của trung tâm thương mại đối với các nhà đầu tư và thương hiệu…