Nắn dòng tín dụng vào lúa gạo và thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong thời gian tới ngành ngân hàng tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp ngân hàng, tín dụng cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...

IMG_20230915_142254.jpg

Ngày 15/9/2023, tại thành phố Cần Thơ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp lĩnh vực lúa gạo, thủy sản của Vùng.

TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TĂNG ĐỀU

Chia sẻ tại hội nghị, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, với vị trí, vai trò quan trọng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo, định hướng về chiến lược vĩ mô, các chủ trương, chính sách trọng tâm cho phát triển Đồng bằng Sông Cửu Long.

Về phía ngành ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã và đang triển khai quyết liệt nhiều giải pháp, cơ chế chính sách đồng hành, hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là các ngành hàng kinh tế chủ lực của vùng.

Nhìn chung, ngành ngân hàng luôn sẵn sàng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, các dịch vụ tài chính, ngân hàng an toàn, hiện đại và thuận lợi nhất cho khách hàng.

Đặc biệt, ngành lúa gạo, thủy sản thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn là một trong những lĩnh vực luôn được ngành Ngân hàng ưu tiên đầu tư vốn tín dụng.

Nhờ vậy, riêng dư nợ tín dụng ngành thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến cuối tháng 8 năm 2023 đạt 128.525 tỷ đồng, tăng khoảng 8,5% so với 2022 (cao hơn mức tăng chung toàn quốc 4%), chiếm 59% dư nợ cho vay thủy sản toàn quốc.

Trong đó: (i) dư nợ tín dụng phục vụ mục đích khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 62.122 tỷ đồng (chiếm khoảng 48%); (ii) Dư nợ tín dụng thu mua, tiêu thụ (trong nước, xuất khẩu) thủy sản đạt 34.390 tỷ đồng (chiếm khoảng 27%); (iii) Dư nợ tín dụng chế biến, bảo quản thủy sản đạt 31.992 tỷ đồng (chiếm khoảng 25%).

Một số địa phương có dư nợ thủy sản lớn, như tỉnh Cà Mau (29.296 tỷ đồng, tăng 12,9%); tỉnh Kiên Giang (14.588 tỷ đồng, tăng 7,5%); tỉnh An Giang (13.543 tỷ đồng, tăng 3,8%); tỉnh Đồng Tháp (12.870 tỷ đồng, tăng 7,3%); TP. Cần Thơ (12.320 tỷ đồng, tăng 6,1%).

Trong đó, dư nợ cho vay cá tra đạt khoảng 30.639 tỷ đồng, tăng 10,5% với 31/12/2022 (trong khi mức tốc độ tăng trưởng chung toàn quốc giảm -2,72%), chiếm khoảng 24% tổng dư nợ cho vay thủy sản khu vực, trong đó một số tỉnh có dư nợ cho vay cá tra lớn, như Đồng Tháp (7.475 tỷ đồng, tăng 5,97%), TP. Cần Thơ (6.400 tỷ đồng, tăng 1,11%), An Giang (5.822 tỷ đồng, tăng 9,76%); Hậu Giang (3.208 tỷ đồng, tăng 26,8%).

Dư nợ cho vay tôm đạt khoảng 39.991 tỷ đồng, tăng 8,8% so với 31/12/2022 (thấp hơn mức tăng chung toàn quốc là 10,5%) và chiếm khoảng 31% tổng dư nợ cho vay thủy sản khu vực. Một số địa phương có dư nợ cho vay tôm lớn, như: Cà Mau (15.855 tỷ đồng, tăng 7,1%), Bạc Liêu (5.171 tỷ đồng, tăng 4,8%), Trà Vinh (4.552 tỷ đồng, tăng 10%).

Dư nợ cho vay cá ngừ đạt khoảng 826 tỷ đồng, tăng 4,8% với 31/12/2022 (thấp hơn mức tăng chung toàn quốc 13,52%), chiếm khoảng 1% tổng dư nợ cho vay thủy sản khu vực.

Đối với xuất khẩu gạo của nước ta trong năm 2023 đang đứng trước những cơ hội "vàng” từ việc Ấn Độ và một số quốc gia khác cấm xuất khẩu gạo khiến giá gạo tăng lên từng ngày; thiên tai, bão lũ, hạn hán ở châu Á; sự khan hiếm về cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới trước tình trạng xung đột Nga – Ukraine.

Về cho vay lúa gạo đến tháng 7 năm 2023, dư nợ tín dụng ngành lúa, gạo trên toàn quốc đạt 195.191 tỷ đồng, tăng 16,32% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ tập trung phần lớn vào khâu thu mua, tiêu thụ lúa, gạo (chiếm khoảng 72% dư nợ ngành lúa gạo).

Đến cuối tháng 8 năm 2023, dư nợ tín dụng tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 102.536 tỷ đồng, tăng 9% so với 2022, chiếm khoảng 53% tổng dư nợ ngành lúa gạo toàn quốc. Trong đó, dư nợ phục vụ mục đích trồng trọt đạt 19.050 tỷ đồng (chiếm 19%); phục vụ mục đích thu mua, tiêu thụ đạt trên 72.028 tỷ đồng (chiếm 70%); phục vụ mục đích chế biến, bảo quản đạt 11.485 tỷ đồng (chiếm 11%). Một số địa phương có dư nợ lúa gạo lớn, như tỉnh Long An (20.504 tỷ đồng, tăng 0,3%), TP. Cần Thơ (18.800 tỷ đồng, tăng 28%), Đồng Tháp (12.725 tỷ đồng, tăng 13%), (Kiên Giang 10.517 tỷ đồng, tăng 5,27%), Tiền Giang (9.402 tỷ đồng, tăng 6%).

HÀNG LOẠT THÁCH THỨC HIỆN HỮU

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có một thực tế cần nhìn nhận rằng việc đầu tư tín dụng phục vụ phát triển các mặt hàng nông sản chủ lực của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đang phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức.

Điển hình như việc hiệu quả kinh doanh trong nông nghiệp là ngành thế mạnh của vùng vẫn còn thấp, trong bối cảnh các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực và trên thế giới, sự liên kết hợp tác, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế và phải chịu nhiều ảnh hưởng bởi các đợt nước biển dâng, xâm nhập mặn và mưa lũ, sạt lở đất.

Ngoài ra, nguy cơ đứt gẫy chuỗi giá trị sản xuất - thu mua - chế biến - xuất khẩu các mặt hàng nông sản luôn tiềm ẩn và gây rủi ro ách tắc, tồn ứ nông sản trong lưu thông.

Thêm vào đó, vấn đề xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa được đầu tư thỏa đáng làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Đặc biệt, chính sách về liên kết vùng, khuyến khích hợp tác công - tư, chính sách phát triển doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa được triển khai song chưa đạt như kỳ vọng.

Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, năng lực tài chính, năng lực quản trị còn hạn chế, thông tin tài chính thiếu minh bạch dẫn đến không đáp ứng đủ những điều kiện vay vốn tín dụng ngân hàng.

Ngoài ra, bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường, gia tăng áp lực lạm phát, tỷ giá, giá cả vật tư, nguyên liệu đầu vào, xăng dầu leo thang; cầu tiêu dùng thế giới giảm, thị trường tiêu thụ truyền thống bị thu hẹp; thị trường mới thiếu ổn định gây khó khăn hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công.

KHƠI DÒNG TÍN DỤNG

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, từ tình hình thực tế nêu trên, để góp phần đẩy mạnh sản xuất, thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, bên cạnh các giải pháp của các bộ, ngành, địa phương, trong thời gian tới ngành ngân hàng tiếp tục tích cực triển khai các giải pháp ngân hàng, tín dụng cho khu vực, cụ thể:

Một là, tiếp tục thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, gắn việc đầu tư tín dụng ngân hàng để thực hiện các chương trình, dự án theo quy hoạch của từng địa phương và cả vùng ĐBSCL. Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao); các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu).

Ba Ha Thu Giang.JPG
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Hai là, xác định nông nghiệp, nông thôn nói chung và lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến, thu mua, tiêu thụ xuất khẩu lúa gạo, thủy sản nói riêng vẫn là những lĩnh vực được ưu tiên và ngành ngân hàng sẽ tập trung vốn để đầu tư; hướng dòng vốn tín dụng vào các chương trình tín dụng xanh, tín dụng phục vụ xuất khẩu, tín dụng theo các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của khu vực theo hướng phát triển theo chiều sâu, bền vững. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết 78/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ba là, tiếp tục chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai có hiệu quả chính sách tín dụng đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung; Chương trình hỗ trợ lãi suất từ nguồn ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP; Chương trình tín dụng 15 nghìn tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản;...

Bốn là, tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-NHNN ngày 23/4/2023.

Năm, tiếp tục mở rộng và thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước để tạo sinh kế, từng bước nâng cao đời sống của người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS góp phần thực hiện các mục tiêu tại các CTMTQG giai đoạn 2021- 2025.

Sáu là, đẩy mạnh chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp nhằm tăng cường thông tin, nắm bắt nhu cầu, kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của người dân, doanh nghiệp.

Bảy là, củng cố, phát triển mạng lưới và dịch vụ ngân hàng phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục trong giao dịch với khách hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn tín dụng và dịch vụ ngân hàng của doanh nghiệp và người dân trong vùng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Xu hướng tăng lãi suất tiền gửi đã chậm lại trong tháng 9, khi chỉ một số ít ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất với mức tăng nhẹ từ 0,1 - 0,5 điểm phần trăm, cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn khá dồi dào trong suốt những tuần đầu tháng...

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank: Ổn định trong tháng 10/204

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank: Ổn định trong tháng 10/204

Trong tháng 10/2024, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank đi ngang trong tháng 10/2024

Lãi suất huy động ngân hàng TPBank đi ngang trong tháng 10/2024

So với hồi đầu tháng 9/2024, khung lãi suất huy động tại ngân hàng TPBank giữ nguyên không đổi tại tất cả các kỳ hạn. Theo đó, khách hàng khi tham gia gửi tiết kiệm sẽ nhận được mức lãi suất trong khoảng 3,5 - 5,7%/năm, áp dụng cho các kỳ hạn từ 1 tháng đến 364 ngày, lĩnh lãi cuối kỳ...

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng SHB không thay đổi trong tháng 10/2024

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng SHB không thay đổi trong tháng 10/2024

Cập nhật biểu lãi suất ngân hàng SHB tháng 10/2024, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được duy trì ổn định tại các kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…

Phó Thống đốc Đào Minh Tú và bà Lê Thị Thúy Sen, Vụ trưởng Vụ Truyền thông khai mạc chuỗi sự kiện.

Trang bị cho sinh viên kiến thức tài chính, thoát bẫy lừa đảo

Hướng tới 3 yếu tố "hữu ích, hấp dẫn và sáng tạo", chuỗi sự kiện “Đồng tiền thông thái” năm 2024 bao gồm đa dạng các sự kiện hấp dẫn, sáng tạo, nhằm chuyển tải các thông tin về tài chính - ngân hàng một cách sinh động, đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu và có sức lan tỏa rộng rãi...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ