Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Kết thúc phiên 29/10, chỉ số Dow Jones giảm 154,52 điểm (-0,36%) xuống 42.233,05 điểm, S&P 500 tăng 9,45 điểm (+0,16%) lên 5.832,97 và Nasdaq Composite leo 145,56 điểm (+0,78%) đạt 18.712,75 điểm, phá vỡ kỷ lục đóng cửa trước đó vào tháng 7.

Dịch vụ truyền thông dẫn đầu đà tăng trong số 11 nhóm ngành thuộc S&P 500, ngược lại lĩnh vực tiện ích giảm 2,1%.

Alphabet, thành viên trong nhóm cổ phiếu công nghệ vốn hoá lớn”Magnificent Seven”, đã công bố doanh thu quý vượt kỳ vọng. Đây là tuần bận rộn nhất trong quý khi thị trường đón nhận hàng loạt báo cáo lợi nhuận từ các công ty thuộc S&P 500, với tâm điểm là kết quả kinh doanh của 5 trong số "Magnificent Seven".

Kết quả của nhóm sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định liệu Phố Wall có duy trì được sự lạc quan về công nghệ và trí tuệ nhân tạo – hai yếu tố đã giúp các chỉ số đạt mức cao kỷ lục trong năm nay – hay không.

Các nhà đầu tư cũng đang phân tích kỹ lưỡng nhiều báo cáo của doanh nghiệp. Cụ thể, VF Corp – công ty mẹ của hãng giày Vans – đã bật tăng 27% khi ghi nhận báo cáo lợi nhuận dương lần đầu tiên trong hai quý. Trong khi đó, Ford lại mất 8,4% do dự báo lợi nhuận cả năm có khả năng ở mức thấp nhất trong phạm vi dự báo ban đầu.

Cổ phiếu D.R. Horton giảm 7,2% khi công ty xây dựng dự báo doanh thu năm 2025 thấp hơn kỳ vọng, kéo theo nhiều công ty xây dựng khác mất giá, đẩy chỉ số PHLX Housing trượt 2,5%.

Khối lượng giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ là 12,59 tỷ cổ phiếu, cao hơn so với mức trung bình 11,5 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên vừa qua.

Trong ngày, báo cáo JOLTS của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số lượng việc làm tuyển dụng trong tháng 9 ở mức 7,44 triệu, thấp hơn so với dự báo 8 triệu từ khảo sát của Reuters. Ở một báo cáo khác cho thấy, chỉ số niềm tin tiêu dùng đạt 108,7 trong tháng 10, vượt xa mức dự báo 99,5 điểm.

Nhiều chuyên gia dự báo thị trường sẽ có biến động mạnh trong vài tuần tới khi có nhiều sự kiện quan trọng cần theo dõi, bao gồm cuộc bầu cử Mỹ ngày 5/11 cùng với cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang sau đó, chuỗi báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp và diễn biến tại Trung Đông.

GIÁ DẦU GIẢM NHẸ

Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục giảm vào thứ Ba, nối tiếp mức giảm hơn 6% của phiên trước đó, sau khi có thông tin rằng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sẽ tổ chức cuộc họp về giải pháp ngoại giao cho cuộc chiến tại Lebanon.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 30 cent, tương đương 0,4%, xuống còn 71,12 USD/thùng, trong khi dầu WTI của Mỹ giảm 17 cent, tương đương 0,3%, xuống 67,21 USD/thùng.

Nhu cầu dầu suy giảm tại Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới – vẫn là yếu tố cản trở giá dầu và hoạt động tiêu thụ dầu toàn cầu.

Giám đốc điều hành của BP, ông Murray Auchincloss nói trên Reuters rằng nhu cầu sẽ quay lại mức tăng trưởng bình thường khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.

Theo CEO Tập đoàn dầu khí quốc gia Ả Rập Xê Út Saudi Aramco, thị trường dầu hiện đang ở trạng thái cân bằng và nhu cầu dự kiến sẽ đạt mức trung bình 104,5 triệu thùng/ngày trong năm 2024.

Xem thêm

Tesla giúp chứng khoán Mỹ phục hồi, giá dầu giảm nhẹ

Tesla giúp chứng khoán Mỹ phục hồi, giá dầu giảm nhẹ

Nasdaq và S&P 500 đã tăng trở lại vào thứ Năm nhờ dự báo lợi nhuận tích cực từ Tesla và sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc đã giúp cải thiện tâm lý thị trường dù một số kết quả doanh nghiệp không mấy khả quan…

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, giá dầu bật tăng 2%

Chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, giá dầu bật tăng 2%

Phố Wall khép lại phiên giao dịch thứ Ba với rất ít thay đổi. Các nhà đầu tư hiện đang dõi theo diễn biến của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ và chờ đợi các báo cáo kết quả lợi nhuận mới để đánh giá sức khoẻ của các doanh nghiệp Mỹ…

Có thể bạn quan tâm