Ngân hàng ACB là ngân hàng tiếp theo giảm mạnh lãi suất cho vay

Ngân hàng TMCP Á Châu (ngân hàng ACB) vừa thông báo, ngân hàng giảm lãi vay, chuẩn bị sẵn sàng hạn mức tín dụng và các ưu đãi về phí hỗ trợ giúp khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Ngân hàng ACB sẽ áp dụng từ ngày 6/12 đến hết tháng 1/2023. Đây là sự đồng hành của ngân hàng ACB cùng khách hàng vượt qua khó khăn, nắm bắt cơ hội kinh doanh để giúp cá nhân, doanh nghiệp nhanh chóng khôi phục năng lực phát triển.

Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp hiện đang có khoản vay và có giao dịch chính tại ngân hàng ACB (bao gồm giao dịch tài khoản, thẻ tín dụng, thanh toán quốc tế và bảo lãnh) sẽ được giảm 1%/năm cho lãi vay.

Mức giảm lãi suất này cũng được áp dụng cho khách hàng đang có khoản vay đến kỳ tái định lãi suất và khoản vay giải ngân mới.

ngân hàng ACB
Mới đây nhất, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings nâng xếp hạng hỗ trợ Chính phủ (GSR) của ngân hàng ACB lên "B+"

Ngoài ra, đối với khách hàng mới chọn ngân hàng ACB làm ngân hàng giao dịch chính trong hoạt động kinh doanh và đang có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh thời điểm cuối năm, ACB cũng có gói hỗ trợ.

Cụ thể, ngân hàng ACB đã chuẩn bị một hạn mức tín dụng 4.000 tỷ với lãi suất ưu đãi giảm 1%/năm để giải ngân cho các khoản vay phù hợp với yêu cầu và quy định của ngân hàng.

Đồng thời với hỗ trợ lãi vay, ngân hàng ACB còn áp dụng chính sách miễn phí giao dịch tài khoản trên ngân hàng số ACB One; Gói phí thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí; Hoàn tiền 2-10% khi sử dụng các loại thẻ tại ACB;... nhằm giúp khách hàng tận hưởng nhiều lợi ích để quản lý chi phí hiệu quả hơn.

Như vậy, sau 1 thời gian tăng nóng, các ngân hàng đã rục rịch giảm lãi suất cho vay, bắt đầu tư Vietcombank đến HDBank và giờ đây là ACB và Agribank.

Mới đây nhất, tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Fitch Ratings nâng xếp hạng hỗ trợ Chính phủ (GSR) của ngân hàng ACB lên "B+". Đồng thời khẳng định xếp hạng tín nhiệm Nhà phát hành nợ dài hạn (Long-term Issuer default ratings - IDR) ở mức BB-, triển vọng ổn định.

Bên cạnh đó, xếp hạng sức mạnh tín dụng độc lập (Viability Rating - VR), yếu tố đã thúc đẩy xếp hạng IDR dài hạn của ngân hàng ACB được củng cố bởi chiến lược quản trị rủi ro của ACB, với chất lượng tài sản tốt hơn so với toàn ngành.

Trước đó, theo công bố của Moody’s, xếp hạng tín nhiệm của tổ chức phát hành và xếp hạng tiền gửi ngân hàng dài hạn của ngân hàng ACB là BA3, có được do chất lượng tài sản vững chắc và khả năng sinh lời tốt.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...