Ngân hàng ACB muốn phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB) vừa thông báo quyết định của Hội đồng quản trị về phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần 1 năm 2023...
Ngân hàng ACB muốn phát hành 20.000 tỷ đồng trái phiếu

Cụ thể, ngân hàng ACB sẽ phát hành tối đa 200.000 trái phiếu trong 20 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá. Tổng quy mô tối đa của lần phát hành này lên đến 20.000 tỷ đồng.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 5 năm và có lãi suất cố định suốt thời hạn.

Theo thông báo của ngân hàng ACB, mục đích của lần phát hành trái phiếu này nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong khi đó, khoảng giữa tháng 6, ngân hàng ACB cũng đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc mua lại trước hạn trái phiếu phát hành riêng lẻ lần 4 năm 2022. Theo đó, ACB sẽ mua lại 4 lô trái phiếu, gồm ACBH2124005, ACBH2124006, ACBH2124011 và ACBH2124012 với tổng mệnh giá tối đa là 10.000 tỷ đồng.

Đây là 4 lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB.

Thời gian mua lại 4 lô trái phiếu này lần lượt vào các ngày 22/6, 23/6, 8/7 và 15/7. Giá mua bằng mệnh giá phát hành. Nguồn vốn để thực hiện mua lại đến từ nguồn thu từ các khoản cho vay VND trung dài hạn hoặc các nguồn cho vay/đầu tư đến hạn khác hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác đến hạn vào thời điểm mua lại trái phiếu.

Vào cuối quý 1/2023, ngân hàng ACB đã có gần 36.056 tỷ đồng trái phiếu lưu hành. Trong đó, lượng trái phiếu kỳ hạn 1 – 2 năm là 11.450 tỷ đồng, kỳ hạn 3 năm là 20.700 tỷ đồng, 5 năm là 1.495 tỷ đồng và 10 năm là 2.411 tỷ đồng.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, ngân hàng ACB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 20.058 tỷ, tăng 17,2% so với năm 2022. Tổng tài sản đạt 668.788 tỷ đồng, tăng 10%. Tiền gửi và giấy tờ có giá đạt 495.836 tỷ, tăng 9,7%. Dư nợ cho vay đạt 453.836 tỷ, tăng 9,7%. Tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 2%.

Tính đến hết cuối quý 1/2023, lợi nhuận của ngân hàng ACB đã đạt gần 5.157 tỷ đồng, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng hoàn thành 26% kế hoạch kinh doanh 2023.

Tính đến ngày 30/6/202, tổng tài sản của ACB đạt 611.224 tỷ đồng, tăng 0,6% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt 411.289 tỷ, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu khống chế dưới 1%.

Về nguồn vốn, kết thúc quý 1/2023, ngân hàng ACB có 422.755 tỷ tiền gửi khách hàng, tăng 2,1% so với đầu năm; hơn 52.857 tỷ tiền gửi và vay từ các tổ chức tín dụng khác giảm 22%; gần 50.156 tỷ giấy tờ có giá, tăng 13%.

ngân hàng ACB
Thị giá cổ phiếu ACB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/7/2023, thị giá cổ phiếu ACB đang dừng ở mức 22.050 đồng/cổ phiếu, tăng 16% so với hồi đầu năm. Theo đó, vốn hóa của ngân hàng đang ghi nhận khoảng 85.643 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...