Ngân hàng phải “ngó lơ” nhóm khách hàng cá nhân?

Theo các chuyên gia tài chính, chính sách hỗ trợ các khoản vay hiện nay mới tập trung nhiều vào doanh nghiệp mà chưa có hướng cụ thể hỗ trợ khách hàng cá nhân - đối tượng có tỷ trọng tín dụng ngày càng cao trong tổng dư nợ.
Ngân hàng phải “ngó lơ” nhóm khách hàng cá nhân?

Theo chia sẻ của anh T.T.T (Hà Nội) – chủ một cơ sở kinh doanh đồ uống cho biết, hiện tôi đang có 2 khoản vay tại Sacombank Chi nhánh Thăng Long, mỗi tháng phải trả cả gốc và lãi khoảng hơn 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 2 tới nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, doanh thu từ hoạt động kinh doanh giảm sút nguy cơ không đủ tiền trả lãi vay từng tháng là khá cao bởi ngay kỳ đóng gốc lãi tháng 3 này anh vẫn chưa thể thu xếp đủ.

Tuy nhiên, khi hỏi về việc ngân hàng có chính sách gì cho khách hàng cá nhân trong thời kỳ khó khăn này không thì nhân viên Sacombank chi nhánh Thăng Long – PGD Đốc Ngữ (nơi giải ngân cho anh Việt Anh) trả lời là “chưa thấy có chỉ đạo” đồng thời thực hiện biện pháp đến nhà nhắc nợ.

Anh T. cho biết thêm, vừa qua thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Thành phố cửa hàng kinh doanh của anh đã đóng cửa từ ngày 27/3, nếu theo đúng lịch của Nhà nước là 15/4 mới được mở cửa lại là gần 20 ngày không có doanh thu.

“Nhiều cơ sở vẫn bán online nhưng do đối tượng khách chính của cửa hàng tôi là nhóm trung niên chủ yếu muốn gặp gỡ nhau để bàn bạc công việc, hay nói chuyện nên phương án bán online chưa phù hợp, vợ tôi làm giáo viên cũng nghỉ mấy tháng nay, áp lực nợ lãi ngân hàng là rất lớn”, anh T. nói.

Gặp tình trạng tương tự, anh Nguyễn Việt Anh (Đông Anh, Hà Nội) cho biết, nhiều năm trước, gia đình anh có vay ngân hàng hơn 1 tỷ đồng để mua để mua xe tải chở hàng chạy tuyến Bắc Nam.

Từ khi có dịch bệnh, đơn hàng ít mà vẫn phải trả lương cho lái xe khiến thu nhập giảm đáng kể, gia đình anh đã phải giảm bớt nhân công, dù đã làm hết sức vẫn không đủ tiền trả cho ngân hàng kỳ gốc lãi tháng 3 này và những tháng về sau.

Thực tế, bên cạnh việc vay tiêu dùng, vay kinh doanh, rất nhiều người cũng vay tiền ngân hàng để mua nhà hoặc cho con cái học tập... nay đều gặp khó trong việc trả nợ đúng hạn.

Phía ngân hàng cũng cho biết, những ngày qua cũng ghi nhận tình trạng khách hàng cá nhân ồ ạt nộp đơn hoặc gọi điện thoại đề nghị hỗ trợ về việc miễn giảm lãi hoặc giãn nợ cho các khoản vay đến hạn thanh toán.

Theo chia sẻ của một lãnh đạo ngân hàng, các đề xuất của khách hàng cá nhân đang đặt ngân hàng vào thế "tiến thoái lưỡng nan" bởi quá nhiều người vay gặp khó khăn nếu ngân hàng không gia hạn nợ, giảm lãi suất thì khoản vay đó sẽ rơi vào nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro.

Tuy nhiên, ngân hàng cũng rất khó thẩm định, đánh giá nhóm khác hàng cá nhân có phục hồi được thu nhập, bảo đảm khả năng thanh toán khoản vay sau khi dịch bệnh kết thúc. Do đó, ngân hàng này quyết định không hỗ trợ đại trà mà dự kiến sẽ hỗ trợ ngay cho cá nhân thuộc diện cách ly. Người vay chứng minh được giảm thu nhập sẽ được giảm lãi suất hoặc gia hạn trả nợ trong vòng 1 năm. 

Trước tình hình hiện nay, chuyên gia tài chính - TS Đinh Thế Hiển cho biết, việc hỗ trợ doanh nghiệp trước là đúng nhưng cũng cần quan tâm đến nhóm khách hàng cá nhân nhiều hơn. Bởi trong những cuộc khủng hoảng kinh tế, việc kích cầu tiêu dùng rất quan trọng.

Theo TS Hiển, ở nước ta hiện giờ do tâm lý lo ngại dịch đã tác động đến người tiêu dùng khiến họ hạn chế chi tiêu, những người vay ngân hàng càng phải tính toán tiết kiệm để trả nợ. Do đó, các ngân hàng cần chủ động hơn trong việc thực hiện giảm, giãn nợ cho khách hàng từ 3-6 tháng nhằm giảm bớt áp lực trong việc trả nợ.

Xem thêm

Ngân hàng “tranh thủ” mùa Covid-19

Ngân hàng “tranh thủ” mùa Covid-19

Trước diễn biến bùng phát của dịch Covid-19 như hiện nay, nhiều ngân hàng đã phối hợp với các công ty bảo hiểm đồng loạt triển khai sản phẩm bảo hiểm “Anti Covid-19” dành cho các cá nhân và doanh nghiệp với quyền lợi bảo hiểm lên tới vài trăm triệu đồng.
Khi nợ xấu thách thức ngân hàng!

Khi nợ xấu thách thức ngân hàng!

Nổi bật trong báo cáo tài chính của các ngân hàng trong năm 2019 bên cạnh khối lợi nhuận nghìn tỷ là xu hướng gia tăng trở lại của nợ xấu. Ngoài ra, thách thức chung của các ngân hàng trong năm 2020 cũng đến từ room tín dụng eo hẹp.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...