Ngành hàng không cần 4 năm để phục hồi sau đại dịch

Các chuyên gia trong ngành này cho rằng, hàng không Việt Nam phải mất 4 năm sau mới phục hồi lại, tức vào năm 2024 mới trở lại mức tăng trưởng của năm 2019.
Ngành hàng không cần 4 năm để phục hồi sau đại dịch

Theo đại diện Vietnam Airlines từng nhận định, sức tàn phá của Covid-19 đối với ngành hàng không là vô cùng khủng khiếp. Bằng chứng là tại Vietnam Airlines, 9 tháng năm 2020 doanh thu của Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với cùng kỳ 2019, thâm hụt dòng tiền hơn 7.358 tỷ đồng.

Ước thực hiện cả năm 2020, doanh thu Vietnam Airlines giảm hơn một nửa so với năm 2019, số lỗ hợp nhất vào khoảng từ 14.000 -15.000 tỷ đồng, dòng tiền thâm hụt khoảng 15.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Covid-19 khiến các kế hoạch dài hạn bị phá vỡ và đe dọa sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thực trạng hiện nay các hãng liên tục đổ vào thị trường nội địa, dư thừa nguồn cung, giảm giá vé mạnh để thu hút hành khách không chỉ từ hàng không mà cả ở vận tải đường bộ, đường thủy.

Đại diện VNA cũng nhấn mạnh, tiềm lực tài chính giảm sút, các hãng hàng không khó có khả năng cạnh tranh, Covid-19 ngăn cản tiến trình phục hồi của hàng không. Các hãng cần được hỗ trợ chính sách tốt để vay ưu đãi vượt qua khủng hoảng này.

Ông Phạm Văn Hảo, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, ngay từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, hoạt động vận chuyển hàng không đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo đánh giá nhận định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (CIAO) ngành hàng không thế giới đã và tiếp tục đối mặt với khó khăn với hai kịch bản có thể xảy ra.

Chính vì vậy, để ngành hàng không vượt qua khủng hoảng, các chuyên gia kiến nghị 7 giải pháp để hỗ trợ gồm:

Thứ nhất, giảm sâu hơn, ít nhất giảm 70% và kéo dài thời gian thực hiện việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu hàng không tới hết năm 2021.

Thứ hai, kéo dài thời gian giảm một số phí liên quan tới hoạt động của các hãng hàng không (như phí hạ, cất cánh…).

Thứ ba, kéo dài và đơn giản hóa các thủ tục giải ngân các gói hỗ trợ của Nhà nước (các gói hỗ trợ người lao động, hỗ trợ cho một số hoạt động/dịch vụ của doanh nghiệp hàng không…).

Thứ tư, nghiên cứu ban hành các quy trình, thủ tục cần thiết để sớm mở trở lại các đường bay quốc tế, trước hết là với những nước đã kiểm soát tốt dịch bệnh.

Thứ năm, mở rộng gói hỗ trợ tín dụng để các doanh nghiệp, đặc biệt biệt là các hãng hàng không, có thể cải thiện khả năng thanh toán khi dòng tiền còn mất cân đối và đơn giản hóa các thủ tục để có thể giải ngân những gói hỗ trợ này một cách kịp thời.

Thứ sáu, đẩy nhanh việc thực hiện các dự án trọng điểm về nâng cấp, phát triển một cách đồng bộ cơ sở hạ tầng hàng không, đặc biệt là ở những sân bay lớn đang bị quá tải nặng.

Thứ bảy, phát triển nguồn nhân lực cho ngành hàng không, đặc biệt là nhân lực kỹ thuật hàng không.

Xem thêm

Đề xuất thu hồi giấy phép của CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh

Đề xuất thu hồi giấy phép của CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh

Cục hàng không Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT hủy bỏ Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không chung của CTCP Hàng không Bầu Trời Xanh do sau 10 năm kể từ khi được cấp phép nhưng chưa được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ nhà khai thác (AOC).

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...