Hệ quả của Covid-19: Hơn 40 hãng hàng không "thất bại’, dự đoán chưa thể dừng lại

Những gói viện trợ khổng lồ của chính phủ đã cứu trợ các hãng hàng không vào thời điểm ngành du lịch gần như bế tắc vì Covid-19, nhưng điều tồi tệ nhất vẫn chưa kết thúc.
Hệ quả của Covid-19: Hơn 40 hãng hàng không "thất bại’, dự đoán chưa thể dừng lại

Sự hỗ trợ mạnh mẽ của các chính phủ đã ngăn một số hãng hàng không phá sản - nhưng vẫn sẽ có nhiều đơn vị phải đối mặt với sự ‘thất bại’ trong những tháng tới, các chuyên gia hàng không cho biết. 

Công ty dữ liệu du lịch Cirium định nghĩa, một hãng hàng không bị ‘thất bại’ là khi hãng hàng không này đã hoàn toàn ngừng hoặc tạm ngừng hoạt động. 

Đã có 43 hãng hàng không và 485 máy bay phải ngừng hoạt động kể từ tháng 1 năm nay. 

“Để phải nói về một ‘điểm sáng bạc’ trong tất cả mọi chuyện, thì đó là mọi thứ đã quá tồi tệ đến mức các chính phủ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc ra tay cứu trợ [các hãng hàng không],” Rob Morris, trưởng bộ phận tư vấn toàn cầu của Cirium nhận xét. 

“Nếu không có sự can thiệp và hỗ trợ của chính phủ, các hãng hàng không có lẽ đã phá sản hàng loạt trong 6 tháng đầu năm. May mắn thay, chúng tôi chỉ có một số ít vụ phá sản đã nằm trong tầm kiểm soát,” Brendan Sobie, một nhà phân tích độc lập của Sobie Aviation cho biết. “Nhiều hãng hàng không đã gặp khó khăn trước cả khi đại dịch xảy ra, nhưng giờ đây họ lại có ‘cơ hội sống sót’ nhờ vào sự giúp đỡ của các chính phủ.”

Tuy nhiên, mặc dù có hỗ trợ tài chính, nhưng triển vọng cho thời gian còn lại của năm 2020 là “không tích cực”, ông Morris nói. “Các hãng hàng không thường gặp nhiều vấn đề vào những tháng cuối năm, Quý I và Quý IV là “khó khăn nhất” vì phần lớn doanh thu được tạo ra trong quý II và III.”

“Tôi thường nói rằng các hãng hàng không dành cả mùa hè để ‘tích trữ lương thực’ để có thể tồn tại qua mùa đông."

"Mục tiêu của các hãng hàng không hiện nay là ‘tồn tại bằng mọi giá’ và chờ đợi xem liệu mùa hè 2021 có mang lại các giải pháp hay nhu cầu tốt hơn không.”

“Với các nhu cầu phục hồi ở hầu hết mọi người đều đang bị đình trệ, cũng như việc các hãng hàng không vẫn đang phải vật lộn với việc tạo ra doanh thu và dòng tiền, chúng tôi dự đoán sẽ tiếp tục có những hãng hàng không gặp phải ‘thất bại’ trong quý cuối năm 2020 và quý đầu 2021.”

“Một số chính phủ có thể miễn cưỡng trong việc bảo lãnh, cứu trợ cho các hãng hàng không lần thứ hai.”

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế tuần này đã cảnh báo rằng ngành công nghiệp hàng không sẽ mất khoảng 77 tỷ USD tiền mặt trong nửa cuối năm 2020 và tiếp tục tiêu tốn 5 đến 6 tỷ USD mỗi tháng vào năm 2021 do phục hồi chậm. Hiệp hội dự đoán, cho đến tận năm 2024, lưu lượng hành khách mới có khả năng trở lại được mức năm 2019.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...