Vào tuần tới, Facebook sẽ phải xuất hiện trước toà án tối cao châu Âu do các vấn đề liên quan tới điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn được Facebook và các công ty khác sử dụng chuyển dữ liệu cá nhân sang Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới; và liệu những điều này có vi phạm quyền riêng tư cơ bản của châu Âu hay không.
Việc truyền dữ liệu xuyên biên giới trị giá hàng tỷ USD vốn đã là một thực tế của cuộc sống hiện đại đối với các doanh nghiệp, từ ngân hàng, nhà sản xuất ô tô, các lĩnh vực công nghiệp.
Max Schrems, một luật sư người Áo, đã thành công chống lại các quy tắc bảo mật trước đây của EU với tên gọi Safe Harbor năm 2015. Anh hiện đang “thách thức” Facebook sử dụng những điều khoản này vì lý do Facebook không cung cấp đủ các biện pháp bảo vệ dữ liệu.
Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Facebook đã đưa vụ việc lên Toà án tối cao ở Ireland – là nơi sau đó đã theo sự hướng dẫn từ Toà án Tư pháp Liên minh châu Âu (ECJ) có trụ sở tại Luxembourg.
Facebook đã không trả lời bình luận về việc này.
Phán quyết sắp tới của toà sẽ có tác động toàn cầu, Tanguy Van Overstraeten – người đứng đầu bộ phận bảo vệ dữ liệu của công ty luật Linklaters cho biết. “Toàn bộ hệ thống dữ liệu sẽ bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu,” ông nói.
“Có những lựa chọn thay thế khác cho các điều khoản tiêu chuẩn; bao gồm điều khoản được quy định trong Luật bảo vệ dữ liệu GDPR như sự đồng thuận, sự cần thiết hợp đồng (contractual necessity) … tuy nhiên chúng cần được trình bày một cách nghiêm ngặt và khó để áp dụng trong thực tế.”
Safe Habour đã được thay thế vào năm 2016 bởi EU – US Privacy Shield, thiết kế để bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người dùng châu Âu khi chuyển qua Đại Tây Dương để sử dụng cho mục đích thương mại.
Quyền dữ liệu riêng tư đã trở thành mối quan tâm lớn nhất kể từ những tiết lộ năm 2013 bởi cựu nhà thầu tình báo Hoa Kỳ Edward Snowden về sự giám sát diện rộng của Hoa Kỳ - gây ra làn sóng phẫn nộ tại châu Âu. EU đã thông qua luật bảo vệ dữ liệu GDPR vào năm ngoái.