Ngay đầu năm 2019, TP. HCM sẽ giải quyết nhiều dự án lớn gặp vướng mắc, làm chậm tiến độ và thu hút sự quan tâm của người dân.
Nhấn mạnh trong phiên họp là là 2 siêu dự án "Metro số 1" được đội vốn từ 17.400 tỷ đồng năm 2007 lên 47.300 tỷ đồng năm 2008, lên gần 30.000 sau 2 năm. Tiếp đến là dự án "chống ngập nước" được đầu tư hơn 10000 tỷ đồng.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, đối với dự án tuyến Metro số 1, TP. HCM sẽ làm việc với các cơ quan có liên quan để đẩy mạnh thực hiện dự án. Chính phủ sẽ phối hợp với TP. HCM khắc phục các trở ngại, những nút thắt liên quan sẽ được tháo gỡ.
Đồng thời, cũng khẳng định sự án chống ngập với vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng sẽ được khởi động lại từ tháng giêng năm nay, cố gắng giai đoạn 2019 - 2020 sẽ hoàn thành.
Theo lời người đứng đầu TP. HCM sở dĩ các dự án bị chậm tiến độ là do "sự phối hợp giữa các cơ quan chưa đồng bộ".
Các dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (hợp đồng BT) đã tạm dừng trong năm 2018 để chờ hướng dẫn của Thủ tướng liên quan tới xem xét vốn đối ứng cũng sẽ được “phân luồng” để “thông quan” theo Nghị quyết 160/NQ-CP ngày 28/12/2018 (Nghị quyết về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT).
Những dự án nào đã ký kết hợp đồng BT trước ngày 1/1/2018 sẽ được tiếp tục triển khai như thỏa thuận.
Các hợp đồng BT ký từ thời điểm này về sau sẽ vào diện phải rà soát lại. Nếu thấy phù hợp về pháp lý hiện hành thì được thực hiện tiếp. Trường hợp có điểm chưa phù hợp sẽ phải được điều chỉnh.
Các dự án BT đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư nhưng chưa ký hợp đồng thì sẽ được đàm phán, ký kết trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện nay (Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước…).
>>Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh về sai phạm tại dự án bất động sản ở TPHCM