Người dân Ấn Độ vẫn trung thành với điện thoại "cục gạch"

Các thương hiệu công nghệ đang phải đối mặt với nhiều thách thức để thu hút người dùng Ấn Độ chuyển từ điện thoại phổ thông sang sử dụng điện thoại thông minh…

Người dân Ấn Độ vẫn trung thành với điện thoại "cục gạch"

Thay vì lựa chọn những mẫu điện thoại thông minh, người dân Ấn Độ vẫn trung thành với mẫu điện thoại “cục gạch” hay điện thoại phổ thông, chỉ có các chức năng cơ bản như nghe và gọi. Trang tin TechCrunch của Mỹ cho hay, trong số 750 triệu người dùng, có khoảng 350 triệu người Ấn Độ vẫn sử dụng điện thoại phổ thông.

Điều này đã dẫn đến sự tăng trưởng trong các lô hàng điện thoại phổ thông tại Ấn Độ, mặc dù những chiếc điện thoại này khá lỗi thời và chỉ có một số tính năng so với một chiếc điện thoại thông minh.

Tại thị trường này, các thương hiệu điện thoại thông minh đang phải vật lộn để thu hút người mua. Trong khi, người dân có thu nhập trung bình ở quốc gia này khó có thể mua được một chiếc điện thoại thông minh hoàn toàn mới.

screenshot-1721021414-9665.png
Sự tăng trưởng của điện thoại phổ thông tại thị trường Ấn Độ

Dữ liệu của công ty phân tích thị trường Counterpoint chia sẻ, lượng điện thoại phổ thông xuất xưởng tại Ấn Độ đã tăng trưởng từ mức -31% vào năm 2022 lên 10% vào năm 2023.

Báo cáo của Counterpoint cũng cho biết, trong thị trường điện thoại phổ thông Ấn Độ, lượng điện thoại phổ thông 4G xuất xưởng đã tăng từ 9% năm 2022 lên mức 25% vào năm 2023. Tuy nhiên, điện thoại phổ thông 2G vẫn chiếm ưu thế tại quốc gia này với 75% thị phần vào năm 2023.

Cũng theo Counterpoint, về thị phần điện thoại phổ thông 4G của các ông lớn công nghệ, gã khổng lồ viễn thông Ấn Độ Reliance Jio dẫn đầu thị trường điện thoại phổ thông 4G, với thị phần 27%.

Tiếp theo là Intel thuộc sở hữu của Transsion Holdings, chiếm 24% thị phần điện thoại phổ thông 4G và nhà sản xuất điện thoại Lava Ấn Độ chiếm 18% thị phần.

Nhà mạng viễn thông Reliance Jio đã cung cấp ra thị trường Ấn Độ nhiều mẫu điện thoại trong phân khúc phổ thông cùng với các gói cước chuyên dụng và quyền truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số như hệ thống thanh toán Unified Payments Interface và các ứng dụng như JioCinema, JioTV và WhatsApp để thu hút số đông người dùng.

Tuy nhiên, Tarun Pathak, giám đốc nghiên cứu về thiết bị và hệ sinh thái tại Counterpoint, nhận định rằng, điện thoại phổ thông 4G của Reliance Jio đã cản trở việc áp dụng điện thoại thông minh ở nước này ở một mức độ nhất định, bởi người tiêu dùng Ấn Độ hiện tại có thể tự tải các ứng dụng cơ bản trên một chiếc điện thoại phổ thông.

Trang tin công nghệ của Mỹ cũng tiết lộ rằng nhà mạng viễn thông lớn nhất Ấn Độ đang tận dụng xu hướng này và lên kế hoạch ra mắt điện thoại phổ thông 5G. Reliance Jio đã bán điện thoại phổ thông trong nhiều năm và dần chuyển sang điện thoại thông minh khi hợp tác với Google vào năm 2021.

Tuy nhiên, những chiếc điện thoại thông minh của thương hiệu này có mức giá khá đắt so với thông số kỹ thuật tầm thường của nó và ít nhận được sự chú ý của người dùng Ấn Độ.

TechCrunch cũng cho hay, hiện tại Reliance Jio coi điện thoại phổ thông là vũ khí mạnh nhất và họ đặt mục tiêu đưa phân khúc điện thoại này đến tay càng nhiều người dân Ấn Độ càng tốt.

Xem thêm

Apple đau đầu chống phần mềm độc hại tấn công máy Mac

Apple đau đầu chống phần mềm độc hại tấn công máy Mac

Ngày càng nhiều phần mềm độc hại nhắm vào máy Mac, khiến người dùng phải cảnh giác hơn bao giờ hết. Những phần mềm này có thể xâm nhập vào hệ thống một cách âm thầm qua email lừa đảo, các trang web độc hại hay thậm chí là từ các tập tin tải về không rõ nguồn gốc…

Có thể bạn quan tâm

VNPT UNI: Giải pháp toàn diện quản lý đại học số

VNPT UNI: Giải pháp toàn diện quản lý đại học số

VNPT UNI hoạt động trên đa nền tảng như web, app di động nên rất thuận tiện khi sử dụng. Hệ thống còn được xây dựng theo kiến trúc microservice, đảm bảo khả năng mở rộng tối đa, hoạt động an toàn và ổn định với khả năng truy cập liên tục 24/7...

VNPT ILIS- Quản lý đất đai dựa trên công nghệ số

VNPT cung cấp giải pháp gỡ khó toàn diện trong quản lý đất đai

Luật Đất đai vừa có hiệu lực từ 1/8 đã dành hẳn một chương quy định về hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu quốc gia đất đai với tinh thần hệ thống phải được thiết kế tổng thể, tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên cả nước...