Nhà đầu tư đổ về Đà Lạt săn đất, giá đất tại trung tâm cao nhất tới 500 triệu đồng/m2

Theo ghi nhận của VARs, giá đất bất động sản Đà Lạt chưa từng giảm, thậm chí có xu hướng đi lên do hút nhiều nhà đầu tư tỉnh khác, dao động 200-500 triệu đồng/m2, còn trong bán kính 5-10 km giá dao động 10-100 triệu/m2.
Nhà đầu tư đổ về Đà Lạt săn đất, giá đất tại trung tâm cao nhất tới 500 triệu đồng/m2

Báo cáo quý III của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết với điều kiện khí hậu, môi trường cùng khả năng kiểm soát dịch tốt, Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư.

VARs dẫn lời bà Lê Thắm, Phó Giám đốc Tâm Real chi nhánh Đà Lạt (đơn vị trực thuộc VARs), cho hay giá bất động sản (BĐS) TP Đà Lạt chưa từng giảm, thậm chí có xu hướng đi lên do thu hút nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh khác đến. Bà Thắm cho biết giá đất trung tâm Đà Lạt dao động từ 200 đến 500 triệu đồng/m2, với bán kính 5-10 km, giá đất thổ cư phổ biến ở mức 10-100 triệu/m2.

Cũng theo đại diện Tâm Real, đất nền tại các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và Lâm Hà (những huyện có thông tin quy hoạch sáp nhập vào TP Đà Lạt mở rộng) đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Giá đất (loại không phải đất thổ cư, có sổ đỏ, đường bê tông, xe ô tô có thể di chuyển) tại các khu vực này hiện ở mức 800.000 - 5 triệu đồng/m2. Còn đất thổ cư có giá 5 - 15 triệu đồng/m2.

Riêng Đà Lạt, BảoLộc có những nhà đầu tư homestay, nhà nghỉ dưỡng bằng vốn vay ngân hàng đã buộc phải cắt lỗ sớm vì dịch bệnh không có khách hàng, giảm nguồn thu. VARs nhận định sức mua và thanh khoản các phân khúc này rất chậm mặc dù lượng khách hỏi mua vẫn có.

Xét chung về BĐS Tây Nguyên, bà Thắm cho biết dịch Covid 19 kéo dài cùng các biện pháp can thiệp, chấn chỉnh của chính quyền đã khiến thị trường khu vực này không có nhiều biến động. Hiện tượng sốt giá cục bộ vùng ven đã hoàn toàn bị chặn đứng, sức cầu thị trường giảm 20 - 30% so với quý I.

Tại Đắk Lắk trong quý III, khách hàng vẫn quan tâm các sản phẩm dự án tuy nhiên do dịch bệnh nên không có các sản phẩm mới, hoạt động chào bán chủ yếu diễn ra dưới hình thức trực tuyến. Vì vậy, giao dịch diễn ra chậm, giá cả không thay đổi, thậm chí giảm nhẹ so với các quý trước.

"Thị trường BĐS sẽ đối diện với sức cầu giảm tại hầu hết các địa phương và chỉ những sản phẩm đã hoàn chỉnh pháp lý, hạ tầng và có giá cả hợp lý cộng với chính sách bán hàng ưu đãi tốt mới tạo được sự quan tâm của nhà đầu tư trong giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022", bà Thắm nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...

HoREA đã đề xuất một số giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội

HoREA đề xuất giảm mức lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh đề xuất lãi suất cho vay ưu đãi của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội nên từ 3,6% hoặc 5,76%/năm và người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi với lãi suất từ 3% hoặc 4,8%/năm...